Chấp Ngã và Chấp Thủ: Làm Thế Nào Để Cuộc Sống Đơn Giản Hơn?
Last updated: December 27, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 07 Aug 2024 Kỷ nguyên VUCA và TUNA – Cơ hội phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ nhờ cuộc cách mạng 4.0
Ban đã bao giờ nghe về: Chấp ngã và Chấp thủ? Nếu bạn đã biết, hiểu và hành, chúng tôi tin rằng bạn sẽ thành công trong cuộc sống. Ngoài cách giải thích dưới góc nhìn Phật giáo, chúng tôi xin đưa ra một cách dễ hiểu dưới góc nhìn khoa học:
Chấp ngã: là sự bám víu vào cái "tôi" hay "ngã", chính là bản thân mình. Khi chúng ta có cái tôi quá lớn, luôn bị xem là thiên kiến, định kiến, thành kiến, đó chính là lúc ta đang "chấp ngã". Ví dụ, nếu bạn nghĩ rằng bạn luôn luôn đúng, hoặc nếu bạn quá coi trọng hình ảnh của mình trong mắt người khác, thì đó chính là biểu hiện của chấp ngã. Sự bám víu vào cái "tôi" khiến ta dễ bị tổn thương và không thể thay đổi được khi đối mặt với khó khăn, nhất là trong thời đại VUCA.
Chấp thủ: là sự bám víu, cố chấp vào các vật chất, ý tưởng, quan niệm, hoặc cảm giác nào đó, dù là vật chất hay phi vật chất, thường được hiểu là sự bám vào những gì mà ta cho là của mình, như danh vọng, quyền lực, tài sản, hoặc niềm tin. Chấp thủ không chỉ là bám víu vào những thứ vật chất mà còn là sự bám víu vào những suy nghĩ, những quan điểm cứng nhắc. Khi ta quá chấp thủ vào một cái gì đó, ta sẽ không thể nhìn nhận sự vật một cách khách quan và tự tạo ra phiền não cho chính mình.
Tóm lại, chấp ngã là bám víu vào cái "tôi" của mình, còn chấp thủ là bám víu vào những thứ bên ngoài, khiến ta không thể tự do và luôn trong tình trạng tiếc nuối khi không thể buông bỏ để cuộc sống được đơn giản hơn. Con người vì không nhận thức được sự vô thường của cuộc sống, nên càng bám víu càng rủi ro cho chính mình. Cả hai đều là nguồn gốc của khổ đau, và sự giải thoát chỉ có thể đạt được khi buông bỏ cả chấp ngã lẫn chấp thủ. Để sống hạnh phúc hơn, ta cần học cách buông bỏ những sự bám víu này.
Hi vọng rằng góc nhìn "nghĩ khác, làm khác" của chúng tôi giúp bạn giải phóng năng lượng tiêu cực để tái tạo năng lượng mới tích cực hơn.