Tại sao tôi chọn công thức "Work Smart" mà không phải "Work Hard"?
Last updated: March 03, 2022 Xem trên toàn màn hình
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 03 Feb 2020 Chất lượng là gì? Đẳng cấp là gì? Cùng tìm hiểu toàn diện từ góc nhìn chuyên gia.
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 17 Mar 2020 Mô hình “Service Gaps Model” quản lý và cải thiện chất lượng dịch vụ
Khi gặp khó khăn, mỗi người sẽ có một cách khác nhau.
Vấp phải một công việc khó, có người sẽ cố làm việc thật chăm chỉ để vượt qua nó, người khác thì lại tìm đủ mọi cách để đễ dàng hóa công việc. Đó là sự khác nhau căn bản trong cuộc sống. Bill Gates đã từng nói: “Tôi luôn chọn người lười biếng cho những công việc khó khăn, bởi vì họ luôn biết tìm con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó.", người lười biếng ở tình huống này sẽ được coi là lười biếng hay thông minh đây?
Nghe có vẻ như một câu bông đùa của Bill Gates phải không? Không phải vậy. Bill Gates đang nói về một “chiến thuật”. Ông ấy không khuyên bạn lười biếng, cũng như không tuyển những người lười lao động hoặc có thói quen ỉ lại. Ông ấy ngụ ý rằng những người lười làm một việc lặp đi lặp lại sẽ luôn tìm ra ý tưởng. Sẽ có những công cụ hoặc máy móc mới ra đời, hoặc thậm chí có cả ý tưởng làm thay đổi cả thế giới. Thí dụ: một ai đó không thích vắt khăn lau nhà tốn sức sẽ nghĩ ra ý tưởng một cây lau nhà đơn giản và tiện lợi như chúng ta thấy ngày nay. Người sáng lập phần mềm “Mint”, ông Aaron Patzer nhận thấy việc ghi chép thu chi gặp nhiều khó khăn khi làm báo cáo, hoặc không nhớ nổi các tài khoản Ngân hàng của mình có bao nhiêu tiền, ông ấy đã xây dựng phần mềm Web tiện ích để quản lý tài chính cá nhân và đã trở thành phần mềm thành công ở Mỹ và Canada.
Ghi nhớ 4 quy tắc trong cuộc sống:
Thứ nhất: Làm việc ít hơn không có nghĩa là lười biếng, mà lười biếng chính là việc kéo dài sự tồn tại của chậm chạp và ù lì.
Thứ hai: Làm tốt một việc không quan trọng sẽ không thể làm cho việc đó quan trọng hơn.
Thứ ba: Một việc đòi hỏi nhiều thời gian sẽ không làm cho nhiệm vụ đó quan trọng hơn.
Cuối cùng: Nên tập trung vào điểm mạnh thay vì phải ra sức thay đổi điếm yếu của mình.
7 cách hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất
Cách đơn giản nhất để tăng hiệu suất làm việc là học cách quản lý thời gian và không ngừng học hỏi, đừng rập khuôn, quan trọng là phải luôn sáng tạo để vượt lên người khác. Không một doanh nhân nào có thể điều khiển mặt trời hay thêm giờ vào một ngày của họ, nhưng 7 cách dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất và làm việc hiệu quả hơn:
1. Luật Parkinson: "Nếu bạn chờ đến phút cuối cùng thì tất cả sẽ hoàn thành trong phút cuối đó" (Cyril Northcote Parkinson).
Quy luật Parkinson (Parkinson's law) là một nhận xét hài hước của giáo sư Parkinson là công việc sẽ dài ra theo thời gian hiện có để thực hiện nó. Nguyên văn: "work expands so as to fill the time available for its completion". Nghĩa là cùng một công việc, nếu bạn đặt timeline là 10 ngày thì nó sẽ hoàn thành đúng 10 ngày. Nếu bạn đặt deadline là 5 ngày thì kiểu gì nó cũng hoàn thành được trong 5 ngày !!!
Luật này đưa ra một sự tác động lớn đối với hiệu quả: đặt ra một deadline ngắn hơn cho một công việc, đặt lịch họp sớm hơn bình thường. Tìm đúng điểm nhạy cảm trong lịch trình làm việc và biến bản thân công việc trở nên thúc bách hơn, đó là một công thức khá liều lĩnh.
Đọc thêm: Bắt bệnh trì hoãn (procrastination) của lập trình viên
2. Tìm kiếm dòng chảy tập trung của bạn.
Khi bạn đạt được trạng thái dòng chảy, bạn có thể làm việc năng suất hơn vì tất cả suy nghĩ và năng lượng của bạn đang tập trung vào nhiệm vụ.
Hãy nhớ ma trận Task-Matrix để phân phối công việc một cách khoa học, hiệu quả.
3. Làm từng việc một.
Hãy dùng công cụ để quản lý thói quen này, đừng ôm tât cả mọi việc một lúc. Bạn có thể dùng một chiếc bút và cuốn sổ luôn mang theo người, hoặc cài đặt một ứng dụng quản lý công việc trên điện thoại, hoặc dùng phần mềm Doanh nghiệp để quản lý theo mô hình Kanban như hình dưới đây.
4. Luật 2 phút: Trong cuốn “Hoàn thành mọi việc” của David Allen, ông đã giải thích rằng những người có năng suất làm việc cao nhất lợi dụng những khoảng thời gian ngắn xuất hiện trong ngày. Chuẩn bị sẵn trong đầu những nhiệm vụ 2- phút như dọn dẹp file máy tính, kiểm tra email, chấp nhận một lời mời,… Hoàn thành những nhiệm vụ nhỏ để chuẩn bị tập trung cho những nhiệm vụ và công việc lớn hơn.
5. Làm việc với đồng hồ sinh học: Hãy ghi nhớ ba thời điểm vàng : phân tích buổi sáng, sáng tạo sau trưa và vận động tầm chiều.
6. Tỷ lệ 90/20: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng não bộ chúng ta có thể tập trung cao nhất trong 90 phút và cần khoảng 20 phút để nghỉ ngơi. Có nghỉ ngơi, có hiệu quả.
7. Đừng vội vàng chạy theo những mục tiêu đã đề ra.
Vội vàng chạy theo những mục tiêu đề ra mà quên mất việc chăm chút cho cỗ máy của mình, không ít người để thành công tuột khỏi tầm tay. Đó là bài học mà Tổng thống thứ 16 của Mỹ gửi gắm trong câu chuyện người tiều phu và chiếc rìu cùn của anh ta.
Là tổng thống Mỹ nổi tiếng nhất lịch sử, vị tổng thống thứ 16 của Mỹ Abraham Lincoln được mệnh danh là "người giải phóng vĩ đại". Những tư tưởng đổi mới của ông đã giúp ích cho rất nhiều người vượt qua giới hạn của bản thân mình để thành công.
Hãy mở rộng "vùng an toàn" (comfort zone) một cách từ từ, chậm mà chắc. Trong quá trình mở rộng, ngoài khả năng tập trung ra thì bạn cũng cần mài dũa các kỹ năng để gia tăng năng suất làm việc như tổng thống Abraham Lincoln đã truyền cảm hứng qua hàng thế kỷ.