Cảnh giới cao nhất của đời người, đó là tỷ lệ vàng 3:7
Last updated: September 03, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 07 Aug 2024 Kỷ nguyên VUCA và TUNA – Cơ hội phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ nhờ cuộc cách mạng 4.0
- 16 Mar 2022 [INFOGRAPHIC] 32 Thiên kiến nhận thức làm sai lệch quyết định của bạn (Phần I)
Hoa nở hết có nghĩa là hoa sắp héo tàn; trăng tròn vành vạnh nghĩa là trắng sắp khuyết. Con người cũng vậy, sau khi đến được đỉnh núi, điều không thể tránh được tiếp theo sẽ là đi xuống dốc.
Đời người rất ngắn ngủi, không cần phải theo đuổi quá nhiều; căn phòng trái tim của mỗi người rất nhỏ, không cần phải để quá đầy đồ.
"3:7" chính là cảnh giới cao nhất của đời người.
Đời người: 3 phần lựa chọn, 7 phần buông tay
Sinh - lão - bệnh - tử, yêu - hận - ly - biệt, cầu không được, đời người có rất nhiều chuyện luôn khiến người ta phải bất lực.
Từ bỏ là lựa chọn thông minh của một kẻ trí tuệ với cuộc sống, chỉ khi biết cách từ bỏ, biết lượng sức mình, biết cách đưa ra những lựa chọn thông minh, mới có thể như cá gặp nước.
Lúc nhỏ tôi từng nghe qua câu chuyện này.
Khi tàu hỏa sắp khởi động, có một người vội vã chạy tới, lúc lên xe bị đánh rơi một chiếc giày. Lúc này, tàu đã bắt đầu chạy, người này cố gắng tháo nốt chiếc giày còn lại ném về phía chiếc giày bị rơi kia.
Có người hỏi vì sao lại làm vậy, anh ấy nói:
"Đằng nào cũng mất một chiếc rồi thì còn tiếc làm gì? Chi bằng để cho ai đó nhặt được cả đôi."
Con người, sống trên đời, chẳng qua cũng chỉ là một câu: cầm lên được thì cũng bỏ xuống được. Có rất nhiều người, chỉ làm được "nhặt lên được" mà xem nhẹ "bỏ xuống được".
Giống như trưởng thành và an nhàn không thể song hành, đường đời khó tránh được những lúc phải đưa ra lựa chọn, phải từ bỏ.
Khi bạn buộc phải đưa ra lựa chọn từ bỏ cái gì đó, hãy nhớ hưởng thụ lựa chọn đó, mau chóng quên đi thứ mình đã từ bỏ. Bởi lẽ những do dự sau khi lựa chọn sẽ chẳng đem lại tác dụng gì.
Học cách lựa chọn, biết cách từ bỏ mới là cảnh giới sống cao nhất của đời người.
Xử thế: 3 phần hồ đồ, 7 phần tỉnh táo
Hồ đồ (confusion) là một loại tâm thái và là một loại tu hành. Trong mắt Khổng Tử, hồ đồ là “trung dung” (middle-ground), trong mắt Lão Tử, hồ đồ là “vô vi” (no-action), còn trong mắt Trang Tử, hồ đồ là “tiêu dao” (effortless). Trong lòng hiểu rõ, trên nét mặt lại hồ đồ, đó là một loại cảnh giới làm người cao thượng mà bậc trí giả hướng đến.
Đọc thêm: "Hồ đồ", "Trung dung", "Vô vi" và "tiêu dao" là gì?
Có hai bệnh nhân bị ung thư cùng ở trong một phòng bệnh, trong đó, có một người tai bị nghễnh ngãng.
Một hôm bác sỹ ở ngoài phòng bệnh nói rằng hai người họ chỉ còn thời gian 3 tháng nữa.
Người tai bình thường sau khi nghe xong, cả ngày buồn rầu, cuối cùng không sống nổi 3 tháng.
Còn người bị nghễnh ngãng, giờ đã 2 năm trôi qua, anh ấy vẫn sống rất bình thường.
Có rất nhiều chuyện, không biết còn tốt hơn là biết, không rõ ràng còn tốt hơn là rõ ràng.
Đôi khi, hồ đồ không phải là ngốc ngếch hay ngu xuẩn mà là một loại phong thái, một cảnh giới sống.
Hồ đồ với gia đình, cả nhà hòa thuận; hồ đồ với bạn bè, tình bạn bền vững; hồ đồ với đồng nghiệp, công việc thuận lợi.
Làm việc, làm người, không so đo chi li, tính toán được mất. Người như vậy dù không cao hơn ai, nhưng lại được nhiều người yêu quý.
Cuộc sống: 3 phần như ý, 7 phần không như ý muốn
Nếu kể về tấm gương "vươn lên trong nghịch cảnh", Lưu Bị thời Tam Quốc nhất định là tấm gương đầu bảng.
Ông trước sau nương nhờ Công Tôn Toản, Đào Khiêm, Lữ Bố, Tào Tháo, Lưu Biểu, ăn nhờ ở đậu, không một tấc đất, lưu lạc bốn phương.
Ông khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, 20 mươi mấy năm phong ba, chịu qua không ít khổ cực, nhẫn nhịn không biết bao nhiêu nhục nhã. Nhưng bất kể ở trong hoàn cảnh nào, gặp phải bao nhiêu thất bại, Lưu Bị chưa bao giờ nhụt chí, đầu hàng.
Lưu Bị cả đời, 3 phần như ý, 7 phần không như ý muốn.
Đời người chính là một câu hỏi trắc nghiệm vẫn chưa có lời giải, có lúc đắc ý, cũng có lúc thất vọng, trước giờ chưa bao giờ viên mãn, nhưng cũng không hoàn toàn chỉ có tiếc nuối.
Có khổ, tự mình giải thoát; có vui, tận hưởng hết mình. Đường đời, vui buồn đều phải bước đi, không ngạo mạn, không nôn nóng, không nhụt chí, chỉ có trải nghiệm, cuộc sống mới hoàn chỉnh.
Không theo đuổi sự hoàn mỹ, làm chính mình, để bản thân quay về với tính cách vốn có; không quá khắt khe với bản thân, không tự làm mình tủi thân, nỗ lực hết mình theo đuổi lý tưởng, hạnh phúc ở ngay bên cạnh bạn.
Thành bại: 3 phần làm việc, 7 phần làm người
Một người, nghèo túng có là gì, quan trọng là không được làm mất đi tôn nghiêm của bản thân. Một người, giàu có cũng chẳng là gì, quan trọng là không được mất đi lương tâm.
Nhà tâm lý học Daniel Kahneman nói: "Mức độ khiến người khác thoải mái của bạn quyết định "độ cao" mà bạn có thể đạt tới."
Bất kể là khi nào, chất phác, mới có được tôn trọng; bất kể là khi nào, chân thành mới có thể lay động được lòng người.
Đời người, 3 phần lựa chọn, 7 phần buông tay. Học cách lựa chọn, dám buông tay, mới có không gian để có những thứ tốt đẹp hơn.
Xử thế, 3 phần hồ đồ, 7 phần tỉnh táo. Hồ đồ làm người, tỉnh táo làm việc, không trói việc vào người, mới sống tự do tự tại.
Cuộc sống, 3 phần như ý, 7 phần không như ý muốn. Đời người có thăng có trầm, có trải nghiệm, cuộc sống mới hoàn chỉnh.
Thành bại, 3 phần làm việc, 7 phần làm người. Muốn làm được việc, hãy học cách làm người trước, cách bạn làm người quyết định thành bại khi bạn làm việc.