Lòng Tham Vi Tế: Khi Chúng Ta Chạy Theo Miễn Phí Mà Không Biết Đang Đánh Đổi Điều Gì
Last updated: November 04, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 07 Aug 2024 Kỷ nguyên VUCA và TUNA – Cơ hội phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ nhờ cuộc cách mạng 4.0
Một vài năm trước, có tin đồn rằng giá xăng sẽ tăng thêm 2.000 đồng mỗi lít vào ngày mai. Chiều và tối hôm đó, hàng ngàn xe máy và ô-tô chen chúc tại các cây xăng để mua dự trữ. Nhiều người đổ đầy bình xe, thậm chí mang theo cả can nhựa để tích trữ.
Không chỉ dừng lại ở đó, hàng ngàn người cũng đổ xô đến nhận phần ăn miễn phí tại McDonald's. Thực sự bất ngờ trước sự "hăng hái" của mọi người. Chưa thấy lợi ích đâu, chỉ thấy kẹt xe khủng khiếp, khói xăng thì ngột ngạt. Đến lúc phải chữa bệnh do hít khói xăng chắc còn tốn kém hơn. Đứng xếp hàng cả tiếng dưới trời nắng gắt, nếu dành thời gian đó đi làm có lẽ kiếm được nhiều hơn giá trị một phần bánh mì miễn phí.
Giả sử mua được 10 lít xăng thì tiết kiệm được 20.000 đồng, nhưng tích trữ xăng trong nhà lại tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, có thể đánh đổi cả mạng sống. Hay như ở các khu du lịch resort, vào cửa miễn phí nhưng phí gửi xe 15-20.000 đồng, một ly trà đá 5.000 đồng, một ổ bánh mì 30.000 đồng. Tính ra, lợi đâu không thấy, chỉ thấy thiệt (lợi bất cập hại). Chưa kể mất công xếp hàng, đội nắng, chen lấn, chẳng ngắm được gì ngoài đám đông người và mùi mồ hôi, rác rưởi khắp nơi.
"Lòng tham vi tế" là một khái niệm mô tả loại lòng tham ẩn sâu bên trong con người, không phải lúc nào cũng rõ ràng hay dễ nhận thấy. Nó khác với lòng tham lộ liễu, như trộm cắp hay tham nhũng; lòng tham vi tế thường xuất hiện trong những tình huống nhỏ nhặt, tưởng như vô hại, nhưng lại tiết lộ mong muốn nhận được lợi ích mà không cần mất công hay tốn kém gì nhiều.
Lòng tham vi tế thường bộc lộ khi ta hứng thú với những điều "miễn phí," "được tặng," hoặc "không mất tiền," dù giá trị thực của chúng không lớn. Thay vì cân nhắc kỹ lưỡng, nhiều người bị cuốn theo ý tưởng nhận lợi ích một cách nhanh chóng mà không cần suy nghĩ sâu xa. Đây là một loại lòng tham tiềm ẩn trong bản năng và phản xạ của con người, và nó đôi khi xuất phát từ việc mong muốn "nhận" mà không cần "cho" hoặc "đóng góp."
Dưới góc nhìn rộng hơn, lòng tham vi tế có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, chẳng hạn như làm cho người ta mất nhiều thời gian vào những thứ không xứng đáng, hoặc gây rối loạn xã hội khi quá nhiều người cùng chạy theo những lợi ích nhỏ nhặt, khiến cho cảnh tượng chen chúc, xếp hàng dài trở nên phổ biến.
Nghĩ lại, có điều gì đó thật lạ lùng khi người ta cứ ùn ùn đổ xô tham gia những “sự kiện” kiểu này. Có lẽ là do một lòng tham rất vi tế trong mỗi người. Hễ thấy lợi, ta hành động ngay, quên mất phải suy xét kỹ xem lợi hại có cân bằng không. Cái gì “lấy” được mà không mất công thì lại càng thích thú.
Lòng tham không nhất thiết là trộm cắp hay tham nhũng. Đôi khi chỉ là niềm vui tự nhiên khi nhận được điều gì mà không cần lao động, không phải mất công tìm kiếm. Dĩ nhiên, ai cũng thấy vui khi được tặng, nhưng cũng cần cảnh giác với lòng tham của chính mình. Bởi lòng tham rất tinh vi, có thể ẩn sau những danh từ nghe hợp lý, như “được cho mà”, “miễn phí mà”.
Có những thứ nhận không gây hại gì, nhưng có thứ lại làm xáo trộn xã hội, khiến bản thân vất vả, tâm hồn xao động, rồi còn bị người khác chê cười. Trong số đó, không ít người khá giả, có cả xe ô-tô, đâu đến mức phải tích góp từng đồng mà trữ cả chục lít xăng trong nhà như nuôi một quả bom nguy hiểm. Hay trong dòng người xếp hàng chờ bánh miễn phí của McDonald, cũng không ít người ăn mặc bảnh bao, xe cộ bóng loáng.
Thực ra, tôi cũng như mọi người, cũng thích lợi ích. Nhưng lâu lâu phải nhắc nhở bản thân tỉnh táo lại một chút!