Tổng hợp 25 quy luật quan trọng trong quản lý dự án
Published on: January 01, 2024
Last updated: January 24, 2024 Xem trên toàn màn hình
Last updated: January 24, 2024 Xem trên toàn màn hình
Recommended for you
- 11 May 2021 Khác nhau giữa Padding và Buffer trong quản lý rủi ro dự án
- 01 May 2022 Có thể xác định vị trí địa lý của địa chỉ IP với độ chính xác đến từng địa chỉ con phố?
- 01 Jan 2021 Các biến thể của ma trận công việc RACI (Responsible, Accountable, Consult, Inform)
- 18 Jul 2020 Lợi ích cận biên (Marginal Utility) là gì? Qui luật lợi ích cận biên giảm dần
- 09 Aug 2022 Hiệu ứng “rắn hổ mang” (Cobra effect): Khi giải pháp trở thành vấn đề, tưởng vui lại hóa xui
- Định luật Pareto (80/20): Hãy tập trung vào 20% mối quan hệ với các stakeholder (các bên liên quan) sẽ thúc đẩy dự án với 80% cơ hội thành công.
- Định luật Kipling: "Phát hiện vấn đề luôn quan trọng hơn giải quyết vấn đề, viết ra vấn đề là bạn đã giải quyết được nó một nửa" (Finding a problem is always more important than solving a problem, writing the problem down is half-solved).
- Nghịch lý Icarus (nghịch lý nói hay làm dở - Good idea, bad execution): Cố gắng đi tìm những cải tiến sáng giá, nhưng cuối cùng là những sản phẩm vô dụng.
- Định luật Constantine: “Một kẻ ngốc với một công cụ vẫn là một kẻ ngốc.” (A fool with a tool is still a fool).
- Định luật Augustine: “Một ý tưởng tồi được thực hiện đến mức hoàn hảo thì vẫn là một ý tưởng tồi” (A bad idea executed to perfection is still a bad idea).
- Định luật Patton: Một kế hoạch tốt hôm nay vẫn tốt hơn một kế hoạch hoàn hảo ngày mai (A good plan today is better than a perfect plan tomorrow).
- Định luật Saint Exupéry: “Đạt được sự hoàn hảo, không phải khi không còn gì để thêm, mà là khi không còn gì để lấy đi” (Perfection is achieved, not when there is nothing more to add, but when there is nothing left to take away).
- Định luật Lakein: “Không thành công trong việc lập kế hoạch là đang lên kế hoạch cho sự thất bại” (Failing to plan is planning to fail).
- Định luật Fitzgerald: “Có hai trạng thái cực cho bất kỳ dự án lớn nào: Thời điểm quá sớm để nói và thời điểm quá muộn để dừng lại” (There are two states to any large project: too early to tell and too late to stop).
- Định luật Parkinson: “Khối lượng công việc luôn nở để lấp đầy bất cứ khoảng thời gian nào bạn muốn” (Work expands to fill the time available).
- Biến thể 1 - Parkinson’s Second Law: Chi tiêu luôn tăng lên vừa với thu nhập (Expenditures rise to meet income).
- Biến thể 2 - Parkinson’s Third Law: Mở rộng có nghĩa là phức tạp, và phức tạp đồng nghĩa với suy tàn (Expansion means complexity; and complexity decay).
- Biến thể 3 - Parkinson’s Fourth Law: The number of people in any working group tends to increase regardless of the amount of work to be done (Số lượng người trong bất kỳ nhóm làm việc nào cũng có xu hướng tăng lên bất kể khối lượng công việc phải làm).
- Biến thể 4 - Parkinson’s Fifth Law: Nếu có một cách để trì hoãn một quyết định quan trọng thì bộ máy quan liêu, cho dù là bộ máy công hay tư, sẽ tìm ra cách đó (If there is a way to delay an important decision the good bureaucracy, public or private, will find it).
- Định luật Graham: “Nếu họ không biết bạn đang làm gì, họ nghi ngờ bạn không làm gì cả.” (If they know nothing of what you are doing, they suspect you are doing nothing).
- Định luật Murphy: “Nếu điều gì có thể sai sai, cuối cùng thì nó sai thật” (If anything can go wrong, it will).
- Định luật O'Brochta: “Quản lý dự án là về việc áp dụng những điều thông thường với những nguyên tắc không thông thường.” (Project management is about applying common sense with uncommon discipline).
- Định luật Kinser: “Về thời gian bạn cần hoàn thành việc gì đó, bạn chỉ cần biết đủ để bắt đầu.” (About the time you finish doing something, you know enough to start).
- Định luật Cohn: Bạn càng dành nhiều thời gian để báo cáo về những gì bạn đang làm thì bạn càng có ít thời gian để làm bất cứ điều gì (The more time you spend in reporting on what you are doing, the less time you have to do anything).
- Định luật Brooks: “Bổ sung nhân lực cho một dự án phần mềm đã trễ chỉ khiến nó trở nên trễ hơn.” (adding manpower to a late software project makes it later).
- Định luật Carlson: Mọi công việc bị gián đoạn sẽ kém hiệu quả và mất nhiều thời gian hơn so với kế hoạch được hoàn thành liên tục (All interrupted work will be less effective and will take more time than if it was completed in a continuous manner). Định luật này rất quan trọng đề cập đến hậu quả của các dự án bị "treo" một thời gian, đến khi khôi phục tiếp công việc triển khai thì mất một thoảng thời gian (độ trễ) để xây dựng đội nhóm mạnh như lúc đầu.
- Định luật Illich: Vượt quá một ngưỡng nhất định, hiệu quả của con người giảm sút, thậm chí trở nên tiêu cực (Beyond a certain threshold, human efficiency decreases, even becoming negative).
Định luật này trong kinh tế còn gọi là "Law of Diminishing Returns" (quy luật lợi tức cận biên giảm dần): Cũng có thể gọi "quy luật hiệu suất giảm dần"phát biểu rằng mỗi đơn vị yếu tố sản xuất tăng thêm sẽ bổ sung ít hơn vào tổng sản lượng so với các đơn vị trước. - Định luật Laborit’s (The Law of the Least Effort): Chúng ta thích thực hiện những công việc mang lại cho chúng ta sự hài lòng ngay lập tức (We prefer to carry out tasks that give us immediate satisfaction).
- Định luật Zusmann: Một hội nghị chuyên đề thành công phụ thuộc vào tỷ lệ giữa gặp gỡ và ăn uống (A successful symposium depends on the ratio of meeting to eating).
- Định luật Hofstadter (Law of Schedule Slipping):
Còn được gọi là Quy luật trượt giá, Định luật Hofstadter nói rằng “luôn mất nhiều thời gian hơn dự kiến, ngay cả khi tính đến Định luật Hofstadter” (It always takes longer than expected, even taking into account Hofstadter’s Law). Điều này đã được Douglas Hofstadter, một học giả người Mỹ, phát biểu trong cuốn sách G ö del, Escher, Bach: Một bím tóc vàng vĩnh cửu (Giải thưởng Pulitzer) xuất bản năm 1979.
Xem thêm: 8 định luật về sử dụng thời gian hiệu quả trong công việc
Đối với Hofstadter, chúng ta thường sai trong việc đánh giá thời gian cần thiết để thực hiện một dự án, hoặc do không biết về công việc phải làm, hoặc làm hài lòng hệ thống phân cấp bằng cách tự nguyện thông báo thời hạn ngắn hơn. Tuy nhiên, thời hạn bị trì hoãn và lịch trình bị trượt và thay đổi. - Định luật Kidlin: Nếu bạn viết vấn đề xuống một cách rõ ràng là bạn đã giải được một nửa của vấn đề (If you write the problem down clearly, then the matter is half solved).
Định luật này được tạo ra từ một nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn James Clavell. Nhân vật này đã sử dụng kỹ thuật này để giải quyết các thử thách trong cuộc sống của mình. - Luật của sói (Wolf ’s Law of Management): Những việc cần làm ngay là những việc nhỏ, nếu không bạn sẽ quên chúng. Những việc quan trọng có thể tìm cách trì hoãn. Các công việc này thường cần nhiều thời gian để suy ngẫm về sự chắc chắn. Hơn nữa, nếu bạn quên, ai đó sẽ nhắc bạn.
- Định luật phàn nàn (Zimmerman’s Law of Complaints): Chẳng có ai chú ý nếu mọi thứ đang diễn ra đúng (Nobody notices when things go right). Trong tiếng Việt có câu thơ tương tự "Bao năm xây chùa không ai biết. Một viên gạch vỡ cả làng hay". Quản lý dự án cần lưu ý khi một vấn đề nhỏ được "bới móc" cũng có thể làm phá hỏng toàn bộ công sức của đội nhóm đã làm được trước đó.
- Định luật Trung Hoa: Bạn không tổn thương bởi 1 nhát cắt, nhưng bạn sẽ chết bởi hàng ngàn nhát cắt trên cơ thể (slow process, the lingering death, or slow slicing, and also known as death by a thousand cuts).
Định luật này kết thúc bài viết của TIGO với câu chuyện liên quan đến vấn đề "Change" (thay đổi)>
Định luật này phản ánh thực trạng triển khai quá nhiều thay đổi nhỏ (CR - Change Request), thường xảy ra trong các dự án xây dựng nhà ở và dự án phần mềm. Khi chấp nhận một CR, bạn gặp rủi ro "tính năng mẹ đẻ tình năng con" với vòng lặp vô hạn...
Định luật này cũng đúng với tích hợp thay đổi trong tổ chức: Sự thay đổi lớn diễn ra từ từ theo nhiều cấp độ tăng dần, chậm rãi sẽ không gây ra phản ứng tiêu cực.
Trần Quang Huy
- Quản lý dự án, Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống (BA)
- Phóng PMO, TIGO Solutions
[{"displaySettingInfo":"[{\"isFullLayout\":false,\"layoutWidthRatio\":\"\",\"showBlogMetadata\":true,\"includeSuggestedAndRelatedBlogs\":true,\"enableLazyLoad\":true,\"quoteStyle\":\"1\",\"bigHeadingFontStyle\":\"1\",\"postPictureFrameStyle\":\"1\",\"isFaqLayout\":false,\"isIncludedCaption\":false,\"faqLayoutTheme\":\"1\",\"isSliderLayout\":false}]"},{"articleSourceInfo":"[{\"sourceName\":\"\",\"sourceValue\":\"\"}]"},{"privacyInfo":"[{\"isOutsideVietnam\":false}]"},{"tocInfo":"[{\"isEnabledTOC\":true,\"isAutoNumbering\":false,\"isShowKeyHeadingWithIcon\":false}]"}]
Nguồn
{content}