Spoil phim là gì? Spoil có hại hay có lợi?
Last updated: September 24, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 01 Aug 2024 Giải thích ý nghĩa thành ngữ ‘Cá mè một lứa’ và các thành ngữ tương tự trong tiếng Anh
- 07 Mar 2024 [Học tiếng Anh] "Not even close" là gì?
- 01 May 2022 Có thể xác định vị trí địa lý của địa chỉ IP với độ chính xác đến từng địa chỉ con phố?
- 01 Sep 2022 Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias) có phải là một dạng bảo thủ?
Spoil là gì mà lại trở nên hot và được dùng nhiều đến vậy? Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết khái niệm spoil (tiếng Anh), spoil phim nghĩa là gì? Nếu spoil nhiều quá thì có gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm xem phim hay không.
Sau khi đọc xong bài viết này, bạn đọc biết thêm 3 thuật ngữ quan trọng trong sáng tạo nội dung:
Spoil trailer teaser plot twist spoiler alert review
Spoil là gì?
“Spoil” trong tiếng Anh là động từ, dùng để ám chỉ việc tiết lộ một hoặc nhiều tình tiết quan trọng của một bộ phim/câu chuyện nào đó. Điều này gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người chưa xem/thưởng thức bộ phim.
Khi nói về Spoil phim, nếu hiểu theo nghĩa đen, đó là hành động 'phá hỏng phim', và hiểu một cách đơn giản là 'làm mất hứng thú khi xem phim'. Hành động Spoil phim xảy ra khi người xem điều đầu tiên xem phim và sau đó tiết lộ toàn bộ nội dung cùng với kết cục, khiến người xem sau cảm thấy như họ đã biết trước nội dung và không còn hứng thú, căng thẳng với bộ phim sắp xem nữa. Những người làm điều này được gọi là sploiler, thường bị mọi người căm ghét vì hành động làm hỏng trải nghiệm xem phim của người khác.
Spoiler có mặt ở trong mọi lĩnh vực của đời sống và điện ảnh không phải là ngoại lệ.
Nguồn gốc của spoil là gì?
Spoil thực ra nó bắt nguồn từ một từ Latin là “spolium”, là tấm da được tách ra khỏi cơ thể động vật sau khi chết. Đến thế kỷ 14, spoil được dùng như từ ngữ chỉ hành động chiếm lấy vũ khí từ kẻ địch đã tử nạn.
Theo định nghĩa gốc tiếng Anh, spoil được định nghĩa như: to damage severely or harm (something), especially with reference to its excellence, value, usefulness, etc.: Gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc làm tổn hại (cái gì đó), đặc biệt là liên quan đến sự xuất sắc, giá trị, tính hữu dụng của nó, v.v.:
Ví dụ: Drought spoiled the corn crop. The water stain spoiled the painting. Hạn hán làm hỏng vụ ngô. Vết nước làm hỏng bức tranh.
Ngày nay, bên cạnh nghĩa gốc (là chiếm đoạt) thì từ spoil có nghĩa là phá hoại, làm hư hỏng. Nhưng bước sang thế kỷ Internet và mạng xã hội (như Facebook, Tiktok), spoil mang nghĩa bóng hoàn toàn khác, đó là tiết lộ trước nội dung dẫn đến làm hỏng trải nghiệm của khán giả. Những ai mới gia nhập "cõi mạng" có thể sẽ hơi thắc mắc spoil là gì mà được dùng nhiều thế.
Spoil phổ biến ở Việt Nam khoảng năm 2019 khi bom tấn “The Avenger: Endgame” để lộ một số phân cảnh quan trọng, đúng 1 tuần trước khi công chiếu toàn thế giới. Đoạn phim quay lén được phát tán rộng rãi đến nỗi các đạo diễn phải viết “tâm thư” yêu cầu khán giả không spoil bộ phim dưới bất kỳ hình thức nào.
Câu chuyện này từng gây xôn xao vào thời điểm đó, bởi lẽ bom tấn “The Avenger: Endgame” tạo ra một cơn sốt toàn cầu nên bất kỳ ai xem phim đều muốn kể lại nội dung cho người khác, nhất là những người chưa xem, dẫn đến spoil.
Spoil tệ hại hay do người sử dụng tệ hại?
Đa số mọi người có ấn tượng không tốt với spoil ngay cả khi không biết spoil là gì. Bởi lẽ họ thường thích dự đoán về câu chuyện, muốn tự mình trải nghiệm các nút thắt bất ngờ (plot twist) thay vì đợi ai đó kể lại mọi thứ. Nhiều trường hợp spoil cũng ảnh hưởng đến người làm sáng tạo, cha đẻ tác phẩm.
Dẫu vậy, một nghiên cứu của Nicholas Christenfeld (giáo sư tâm lý học của trường Đại học California) cho thấy việc spoil có thể làm bạn yêu thích tác phẩm hơn. Nó giúp bạn nhìn rõ bức tranh vì đôi lúc bạn có thể bỏ qua những tình tiết đó. Về cơ bản, các đoạn trailer hay teaser cũng đã ít nhiều spoil về bộ phim rồi.
Nicholas kết luận, dù spoil có một số lợi ích nhưng không có nghĩa là mọi người nên biết trước nội dung. Đôi lúc bạn có thể xem đi xem lại 1 bộ phim yêu thích hàng chục lần nhưng trải nghiệm lần đầu luôn khác biệt, và nó chỉ xảy đến 1 lần duy nhất.
Tác giả phim cũng có thể spoil chính bộ phim của mình
Trong sáng tạo nội dung video trên Youtube, spoil thực chất là phần trailer khoảng 2-3 phút ở đầu video tóm tắt các ý chính của câu chuyện, hoặc thậm chí như kênh ThinkingSchool của Tiến sỹ Vũ Thế Dũng luôn dùng 3 phút trailer ở đầu video chỉ để nói về... các bức xúc dẫn đến câu chuyện sẽ trình bày trong video.
Cho đến ra đời khái niệm “spoiler văn minh”
Không dễ gì có thể ngăn chặn việc spoil, bởi tâm lý của những người vừa đi xem một bộ phim “bom tấn” xong là họ rất muốn chia sẻ và bàn tán nhiều hơn về nó. Vì vậy, giống như "hành xử văn minh", "lái xe văn minh"..., khái niệm “spoiler văn minh” cần được nhân rộng hơn trong cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng đam mê điện ảnh.
“Spoiler văn minh” sẽ dung hòa được mong muốn của cả hai bên. Các spoiler sẽ thỏa mãn được tâm lý muốn bàn tán và chia sẻ nhiều hơn về bộ phim mà họ vừa mới xem, còn những người chưa được xem bộ phim ấy sẽ không bị mất đi cảm giác bất ngờ khi tham gia vào hành trình trải nghiệm điện ảnh của họ.
Người viết đánh giá (reviewer) có thể tiết lộ một số chi tiết nhất định về bộ phim, nhưng ít nhất họ cũng có ý thức và chỉ đưa ra ý kiến cá nhân về bộ phim 'hay hoặc tệ' mà không tiết lộ chi tiết quan trọng như những người sploiler thường làm.