Tư duy ngược - Chuyện số 1: Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
Last updated: December 19, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
- 07 Aug 2024 Kỷ nguyên VUCA và TUNA – Cơ hội phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ nhờ cuộc cách mạng 4.0
Vì sao 10% người giàu nắm 90% tài sản toàn cầu?
Tư duy ngược trong kinh doanh không phải là điều mới mẻ. Những người thành công như Bill Gates hay Donald Trump đều mang tư duy khác biệt. Để trở nên giàu có, chúng ta cần thay đổi cách nghĩ và quan niệm. Tư duy ngược chính là bí quyết tạo nên sự khác biệt.Những câu chuyện kinh doanh như "Bán lược cho sư", "Bán tủ lạnh ở Bắc Cực", "Tặng 1 con gà cho người không câu được cá", "vay tiền nhưng không tiêu của người Trung Quốc" hay "người đàn ông phố Wall thế chấp xe sang chỉ để vay 100$" minh họa rõ ràng cho tư duy ngược. Chẳng hạn, lược được bán cho sư để làm quà tặng, tủ lạnh ở Bắc Cực dùng để bảo quản thực phẩm, hay doanh nhân Hoàng Sở Cửu lại có chiến lược lạ lùng là vay ít tiền rồi trả đúng hạn chỉ để xây dựng uy tín trong làm ăn.
Tư duy ngược đòi hỏi sự bản lĩnh vì đây là cách tiếp cận táo bạo, "được ăn cả ngã về không". Nó giúp thách thức niềm tin và buộc bạn xem xét kỹ các quyết định. Tuy nhiên, cần tỉnh táo và hiểu rõ bản chất để áp dụng hiệu quả trong kinh doanh.
Câu chuyện số 1: Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
Có một anh chàng giàu có nhưng mắc chứng “sợ mất của”, vì nhà ít người mà anh thường xuyên đi công tác. Mỗi lần ra khỏi nhà, anh đều lo nơm nớp sẽ có ai đó đột nhập cuỗm hết tài sản. Nghĩ tới chuyện mua một chú chó về trông nhà thì lại sót ruột… vì phải tốn tiền mua thức ăn cho chó, phải thuê người dắt chó đi dạo, rồi một loại chi phí chìm khác như tiêm định kỳ, chăm sóc y tế cho thú cưng...
Sau nhiều đêm nằm vắt tay lên trán, anh bỗng lóe lên một sáng kiến cực kỳ “tinh tế”: Trước khi ra khỏi nhà, anh ta bỏ mật khẩu wifi đi, treo biển "free hotel wifi" trước cửa, sau đó yên tâm ra khỏi nhà.
Từ hôm đó trở đi, cửa nhà anh lúc nào cũng có dăm ba chục người đứng chen nhau bắt sóng wifi miễn phí. Vừa đông đúc, vừa nhộn nhịp, ai mà dám bén mảng vào trộm cắp nữa chứ. Rất an toàn và cũng không còn phải lo lắng nữa. Anh chủ nhà rất thông minh khi áp dụng nguyên tắc số đông; với cách tiếp cận này, ý định tiêu cực sẽ giảm đi rất nhiều khi có hàng trăm cặp mắt xung quanh mỗi người trong số đông đó.
Bài học tư duy ngược ở đây là gì?
- Chỉ cần đổi góc nhìn, vấn đề tự nhiên sẽ có lối ra không ngờ tới!
- Đừng chỉ mong những điều nhìn thấy trên một đường thẳng, hãy mong chờ cả những điều không mong muốn xảy ra, khi đó bạn sẽ thấy cơ hội tiềm ẩn, đó chính là nguyên tắc “Expecting the unexpected”. Theo nguyên tắc này thì đừng chỉ trông chờ cơ hội ở hướng chính ngạch, hãy tìm kiếm cơ hội ở cả những tiểu ngạch, các ngách mà bạn không bao giờ ngờ tới.
Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
Một thí dụ tương tự cũng khá thú vị và có phần hài hước, nhưng "rất thật". Chuyện kể rằng có một cặp vợ chồng không hạnh phúc, mỗi người ngủ một giường. Bà vợ có thói quen hay kiểm soát tiền bạc của chồng.
Tuy nhiên ông chồng cảm thấy phiền toái khi luôn bị nghi ngờ "lập quỹ đen". Tìm chỗ nào giấu tiền cũng đều bị bà vợ tìm ra. Bỗng nhiên trong đầu lóe lên ý tưởng ngược đời, đó là giấu tiền vào dưới chiếu của giường bà vợ!
Ý tưởng có hiệu quả tức thì, ông chồng có thể yên tâm giữ được tiền lâu hơn trước.
Bài học rút ra: Nơi tưởng nguy hiểm, nhưng hóa ra an toàn hơn ta tưởng. Tuy nhiên chiến thuật này chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn, dùng mãi một giải pháp thì cũng sẽ nhờn thuốc. Cái gì đạt đỉnh rồi thì sẽ đổi chiều, còn gọi là “vật cực tất phản”.
Bây giờ chúng ta có thể áp dụng ý tưởng này của ông chồng vào thực tế kinh doanh. Còn nhớ, lưu trữ dữ liệu đã tiến hóa từ ổ cứng đến đĩa CD, DVD, USB và nay là các dịch vụ lưu trữ đám mây. Chúng ta thuê các dịch vụ lưu trữ dữ liệu của mình, nhưng chúng ta không biết đám mây dữ liệu đó đang ở đâu, quốc gia lãnh thổ nào. Rất nhiều doanh nghiệp e ngại thuê phần mềm hoặc đồng ý lưu dữ liệu nhạy cảm trên các đám mây, họ chọn cách tiếp cận bảo thủ là toàn bộ phần mềm và dữ liệu phải đặt trên máy chủ ở văn phòng công ty. Điều gì xảy ra với thảm họa cháy nổ, rồi ai chịu trách nhiệm với sự cố? Có phương án bảo hiểm dữ liệu hay không?
Trong khi đó, các đám mây dữ liệu tưởng chừng nguy hiểm với dữ liệu, nhưng thực tế rất an toàn vì các đơn vị vận hành công nghệ với kỹ năng chuyên nghiệp sẽ giúp chúng ta sao lưu dữ liệu định kỳ và chịu trách nhiệm nếu rủi ro xảy ra. Và điều thú vị hơn nữa là, tổng chi phí thuê dịch vụ như vậy luôn thấp hơn tổng chi phí nếu chúng ta tự làm từ A đến Z.
By Phạm Đình Trường
Còn tiếp...