Bảo hộ bản quyền phần mềm dưới khía cạnh sở hữu trí tuệ như thế nào?
Last updated: February 18, 2022 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 01 Feb 2022 Thách thức với doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời đại VUCA
- 01 Aug 2022 "Sponsored Content" là gì? Khác nhau giữa Sponsored Content và Native Advertising?
- 14 Aug 2022 Khác biệt giữa tiêu chí hoàn thành DOD (Definition of Done) với tiêu chí nghiệm thu (Acceptance Criteria)
- 12 May 2021 Các yêu cầu thay đổi (Change Requests) - nỗi ám ảnh của team dự án phần mềm
Vai trò của việc bảo hộ bản quyền phần mềm
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, các phần mềm ứng dụng đa nền tảng ngày càng phát triển đa dạng. Cùng với đó, các hành vi xâm phạm phần mềm diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Chủ sở hữu phần mềm cần có những biện pháp, hình thức pháp lý để bảo vệ phần mềm của mình, tránh các tranh chấp và hành vi xâm phạm. Đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả nhất.
Mặc dù theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì phần mềm tự động được bảo hộ tại thời điểm nó được hoàn thành. Việc nộp đơn đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả đối với phần mềm. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm lại có ý nghĩa và lợi thế lớn khi mà có tranh chấp xảy ra, tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm không có nghĩa vụ phải chứng minh bản quyền phần mềm thuộc về mình (trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại).
(Bảo hộ bản quyền phần mềm trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Nguồn ảnh: Internet)
Việc đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính là để bảo vệ quyền cho tác giả, chủ sở hữu phần mềm đồng thời đây cũng là một xu thế tất yếu để giảm thiểu các tranh chấp, thiệt hại phát sinh trong tương lai.
Làm thế nào để bảo hộ phần mềm?
Thông thường khi nói đến phần mềm, chúng ta chỉ nghĩ đến mã nguồn (mã code) tạo ra phần mềm. Thực tế, để đưa phần mềm đến với người sử dụng, nhất là trong môi trường công nghệ số phát triển như hiện hay, việc đặt tên gọi và hình ảnh Logo cho phần mềm ứng dụng cũng đòi hỏi sự sáng tạo và cần được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Giả sử một doanh nghiệp A tạo ra một phần mềm kết nối du lịch LUPA. Doanh nghiệp này chỉ đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm cho mã nguồn. Sau một thời gian đưa ra thị trường, với chiến lược quảng bá đúng đắn, phần mềm LUPA đã được đông đảo người dùng tin dùng và tạo được doanh thu lớn. Một doanh nghiệp B đã lấy tên LUPA để đăng ký cho sản phẩm phần mềm khác của họ. Theo nguyên tắc ai nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước thì được bảo hộ nhãn hiệu trước, Doanh nghiệp B được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu LUPA độc quyền các sản phẩm phần mềm và yêu cầu Doanh nghiệp A phải đổi tên phần mềm. Vì không đăng ký nhãn hiệu LUPA nên để tránh các tranh chấp về xâm phạm nhãn hiệu, Doanh nghiệp A buộc phải thay đổi tên phần mềm và chịu nhiều thiệt hại về chi phí và thời gian phát triển thị trường đã bỏ ra.
Do đó, để phạm vi bảo hộ tài sản trí tuệ của phần mềm được rộng và đầy đủ, doanh nghiệp cần lưu tâm đến một số biện pháp sau:
1. Đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm
Cho mã nguồn (mã code) của phần mềm theo loại hình chương trình máy tính.
. Việc đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả, thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
. Hiện nay, khi đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm, Doanh nghiệp không bắt buộc phải bộc lộ mã nguồn phần mềm cho công chúng. Doanh nghiệp có thể chỉ cần cung cấp một phần mã nguồn phần mềm cho Cục Bản quyền tác giả và các thông tin này sẽ được bảo mật theo quy định.
. Chi tiết cho thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm
2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Cho tên gọi và hình ảnh Logo của phần mềm ứng dụng.
. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
. Chi tiết cho thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
3. Các biện pháp bảo mật và pháp lý khác
Ngoài việc đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Doanh nghiệp cần lưu giữ lại các tài liệu, bằng chứng ghi lại quá trình đầu tư tài sản, trí tuệ tạo ra phần mềm để sẵn sàng chứng minh khi đối thủ đưa ra các thông tin sai lệch về việc sở hữu bản quyền phần mềm hay sở hữu nhãn hiệu gắn với phần mềm.
Tầm quan trọng của việc bảo hộ bản quyền phần mềm nói chung và các vấn đề pháp lý liên quan đến phần mềm nói riêng ngày càng không thể phủ nhận. Đứng trước bối cảnh hội nhập và cạnh tranh không ngừng, Doanh nghiệp cần kịp thời có các biện pháp bảo hộ bản quyền phần mềm cũng như các tài sản trí tuệ khác của mình khỏi những tranh chấp không đáng có, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai.
Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm gồm những gì?
Để đăng ký bản quyền phần mềm, khách hàng cần chuẩn bị một số tài liệu sau:
– Đơn xin cấp giấy Chứng nhận
– Giấy cam đoan phần mềm là do tác giả sáng tạo ra.
– Giấy ủy quyền
– 02 bản in code phần mềm có đánh số trang và dấu giáp lai hoặc chữ ký của chủ sở hữu đăng ký
– 02 bản đĩa CD chứa nội dung phần mềm (bao gồm Code, bản in trang chủ giao diện và chuyên mục phần mềm)
– Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có);
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu có)
– Bản sao chứng minh thư của tất cả các tác giả
– Bản sao giấy phép kinh doanh (trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân)
Nguồn: ageless