Bạn là người thông minh hay trí huệ?
Published on: September 14, 2024
Last updated: September 27, 2024 Xem trên toàn màn hình
Last updated: September 27, 2024 Xem trên toàn màn hình
Recommended for you
- 18 Mar 2024 "Giả ngu, giả ngốc" là một cảnh giới cao của người thành công
- 11 Feb 2024 Càng đọc càng thấm: 10 suy ngẫm sâu sắc từ nhà tâm lý học Carl Jung
- 04 Sep 2022 Hiệu ứng cánh bướm là gì? Ý nghĩa và tác động của hiệu ứng cánh bướm
- 10 Apr 2024 Triết Lý Nhân Sinh: Thông minh quá hóa mệt mỏi, ngốc một chút để lòng an nhiên.
- 12 Sep 2024 Tổng hợp các câu nói nổi tiếng của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long
Thông minh trong tiếng Anh là "intelligent", còn trí huệ trong tiếng Anh là "wisdom" (đôi khi còn được dịch là "thông tuệ").
Trong các lĩnh vực kỹ thuật, "wisdom" được dịch là "trí tuệ thông thái". Thí dụ như tháp thông tin DIKW pyramid.
Thông minh là năng lực của con người, còn trí huệ là cảnh giới của tâm hồn. Bề ngoài nhiều khi ta lẫn rằng là một. Kỳ thực đó là hai phạm trù khác nhau về nguồn gốc cũng như cách biểu hiện.
Trí huệ là sự hiện hữu khả năng chuyển hóa trí tuệ sâu lắng, đây là tư chất của người thiên về suy ngẫm cuộc sống, hướng đến đạo lý, nhân văn.
Trên thế giới người thông minh không nhiều, mười người thì có một, nhưng người có trí huệ thì lại càng hiếm, có khi đi cả vạn người cũng không thấy một ai. Steve Jobs - nhà sáng lập Apple và một “tín đồ” của môn thiền chánh niệm từ Phật giáo (Steve Jobs theo đạo Phật) - là một trong những trí huệ hiếm hoi với triết lý : "đổi mới là khi bạn nói KHÔNG với 1000 thứ." Steve job từng nói một câu kinh điển rằng đời người quyết định quan trọng nhất không phải là bạn làm gì mà là những gì bạn không làm câu nói chưa đựng triết lý to lớn
mang tên gọi "vô vi" - tư tưởng của triết gia Lão Tử.
Trên thế giới người thông minh không nhiều, mười người thì có một, nhưng người có trí huệ thì lại càng hiếm, có khi đi cả vạn người cũng không thấy một ai. Steve Jobs - nhà sáng lập Apple và một “tín đồ” của môn thiền chánh niệm từ Phật giáo (Steve Jobs theo đạo Phật) - là một trong những trí huệ hiếm hoi với triết lý : "đổi mới là khi bạn nói KHÔNG với 1000 thứ." Steve job từng nói một câu kinh điển rằng đời người quyết định quan trọng nhất không phải là bạn làm gì mà là những gì bạn không làm câu nói chưa đựng triết lý to lớn
mang tên gọi "vô vi" - tư tưởng của triết gia Lão Tử.
Trí huệ khác với trí tuệ cảm xúc (EQ) như thế nào?
Trí tuệ cảm xúc (EQ) và trí huệ (Wisdom) đều liên quan đến sự quan tâm chu đáo, thân thiện với người khác.
Người trí huệ áp dụng kiến thức chỉnh thể vào cuộc sống. Người có trí tuệ cảm xúc (EQ) tu dưỡng khả năng đọc và hiểu các trạng thái cảm xúc. Nếu EQ tách rời khỏi đạo đức bao gồm hành vi lành mạnh, phù hợp, có nghĩa vẫn chưa đạt tới cảnh giới cao nhất là trí huệ.
Thông minh và trí huệ, bạn muốn trở thành người nào?
Người thông minh thường muốn thay đổi người khác, muốn người khác phải thuận theo ý của mình, nhưng người trí huệ lại thường thuận theo tự nhiên. Do đó các mối quan hệ của người thông minh thường phức tạp, còn người trí huệ thường có các mối quan hệ hài hòa hơn.
Người thông minh đa phần là do trời sinh, nhưng người trí huệ là người luôn tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân mình.
Người thông minh đa phần là do trời sinh, nhưng người trí huệ là người luôn tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân mình.
Người thông minh thường muốn thay đổi người khác, muốn người khác phải thuận theo ý của mình, nhưng người trí huệ lại thường thuận theo tự nhiên.
Người thông minh có thể tích lũy nhiều tri thức nhưng người trí huệ thường lấy văn (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hóa (dạy mình dạy người). Cho nên người càng có nhiều tri thức thì càng thông minh, nhưng người càng có nhiều văn hóa càng thể hiện là người có trí huệ.
Người thông minh thường dựa vào tai, mắt, hay gọi là “tai thính mắt tinh”, nhưng người trí huệ thường dựa vào Tâm. Mọi năng lượng và động lực của người trí huệ đều xuất phát từ Tâm. Người khôn ngoan sẽ dùng Trí Thông Minh của mình để vun bồi cho phần Trí Huệ.
Các khoa học gia thường dạy con người phải biết thông minh, còn Tôn giáo và Triết học dạy người ta năng lực trí huệ. Thông minh là năng lực của con người, còn trí huệ lại là cảnh giới của tâm hồn. Trong cuộc sống hàng ngày, người thông minh không dễ bị chịu thiệt, nhưng đối với người trí huệ thì đó lại là một chuyện rất đỗi bình thường. Người trí huệ chấp nhận thiệt một chút để tích phước đức, lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên gió lặng. Người trí huệ biết rằng có thể hi sinh đời cha củng cố đời con, người trí huệ hiểu rõ thành công có thể đến ở đời con, đời cháu.
Người thông minh có thể có nhiều của cải và quyền lực, người trí huệ lại giàu niềm vui và luôn chọn cuộc sống đơn giản. Vì người thông minh thường có nhiều kỹ năng hơn, có thể chuyển hóa thành tài phú và quyền lực. Nhưng của cải, quyền lực cùng sự vui vẻ không đồng nhất, vui vẻ đến từ chính tâm thái của chúng ta.
Do đó, để cầu tài sản nếu có thông minh dễ có thể được; còn để cầu thoát khỏi phiền não, nếu không có trí huệ thì khó thể được.
Người thông minh có thể tích lũy nhiều tri thức nhưng người trí huệ thường lấy văn (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hóa (dạy mình dạy người). Cho nên người càng có nhiều tri thức thì càng thông minh, nhưng người càng có nhiều văn hóa càng thể hiện là người có trí huệ.
Người thông minh thường dựa vào tai, mắt, hay gọi là “tai thính mắt tinh”, nhưng người trí huệ thường dựa vào Tâm. Mọi năng lượng và động lực của người trí huệ đều xuất phát từ Tâm. Người khôn ngoan sẽ dùng Trí Thông Minh của mình để vun bồi cho phần Trí Huệ.
Các khoa học gia thường dạy con người phải biết thông minh, còn Tôn giáo và Triết học dạy người ta năng lực trí huệ. Thông minh là năng lực của con người, còn trí huệ lại là cảnh giới của tâm hồn. Trong cuộc sống hàng ngày, người thông minh không dễ bị chịu thiệt, nhưng đối với người trí huệ thì đó lại là một chuyện rất đỗi bình thường. Người trí huệ chấp nhận thiệt một chút để tích phước đức, lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên gió lặng. Người trí huệ biết rằng có thể hi sinh đời cha củng cố đời con, người trí huệ hiểu rõ thành công có thể đến ở đời con, đời cháu.
Người thông minh có thể có nhiều của cải và quyền lực, người trí huệ lại giàu niềm vui và luôn chọn cuộc sống đơn giản. Vì người thông minh thường có nhiều kỹ năng hơn, có thể chuyển hóa thành tài phú và quyền lực. Nhưng của cải, quyền lực cùng sự vui vẻ không đồng nhất, vui vẻ đến từ chính tâm thái của chúng ta.
Do đó, để cầu tài sản nếu có thông minh dễ có thể được; còn để cầu thoát khỏi phiền não, nếu không có trí huệ thì khó thể được.
Người thông minh biết rằng bản thân mình có thể làm được những gì, nhưng người có trí huệ thì hiểu rõ bản thân không thể làm được những gì.
|
Người thông minh thường tìm kiếm, nắm bắt cơ hội, cố gắng để đạt được nó; nhưng người có trí huệ thì hiểu rõ lúc nào cần buông tay. Vậy nên, người thông minh là người biết chớp thời cơ, người có trí huệ là người biết xả bỏ. |
Người thông minh luôn muốn trở thành ngọn hải đăng. Người trí huệ chọn làm đom đóm thay vì cố trở thành ngọn hải đăng khi bản thân không phù hợp làm việc đó, có tâm nhưng không đủ tầm. Người có trí huệ nhận ra, tự mình tìm niềm vui cho chính mình cũng là một loại "năng lực" cần thiết mà mỗi người cần có. Thay vào đấy, sống như đom đóm cũng được, ánh sáng tuy yếu ớt, nhưng đủ soi sáng cho cuộc đời mình và những người lân cận. Người có trí huệ không để những suy nghĩ, tham vọng biến cuộc sống trở nên phức tạp và hỗn loạn. Cuộc sống đôi lúc chỉ cần đơn giản và đủ đầy, an lạc. |
Người thông minh luôn tìm được cách để bảo vệ lợi ích của bản thân, nhưng người có trí huệ thì ngược lại, họ có thể chấp nhận bỏ lợi ich bản thân. Ví dụ như trong kinh doanh, người thông minh sẽ đem hết lợi nhuận bỏ túi. Nhưng người trí huệ lại ngược lại, không tham lợi về mình. Để kinh doanh được tốt, người trí huệ chấp nhận bỏ tiền túi ra để thực hiện công việc của mình. |
Đôi khi người thông minh thái quá sẽ trở nên khôn ranh, họ có thể tìm cách thoái thác công việc, nhưng người trí huệ lại ít tính lợi ích cá nhân, việc gì cần thì họ sẽ nỗ lực làm. |
Người thông minh là có thể hiển thị tất cả tài năng của mình cho người khác biết, nhưng người trí huệ lại là người biết nhìn nhận vẻ đẹp của người khác. |
Người thông minh thường chú ý đến từng tiểu tiết; người trí huệ thường coi trọng cả chỉnh thể. |
Người thông minh trong tâm nhiều phiền não, khó được an giấc, vì người thông minh thường hay mẫn cảm với người khác, mà người trí huệ thường ít có phiền não, có thể buông bỏ được nhiều thứ, đối với họ tâm tình dễ thản nhiên. |
Sưu tầm
Nguyễn Thị Kiểu
[{"displaySettingInfo":"[{\"isFullLayout\":false,\"layoutWidthRatio\":\"\",\"showBlogMetadata\":true,\"showAds\":true,\"showQuickNoticeBar\":true,\"includeSuggestedAndRelatedBlogs\":true,\"enableLazyLoad\":true,\"quoteStyle\":\"1\",\"bigHeadingFontStyle\":\"1\",\"postPictureFrameStyle\":\"1\",\"isFaqLayout\":false,\"isIncludedCaption\":false,\"faqLayoutTheme\":\"1\",\"isSliderLayout\":false}]"},{"articleSourceInfo":"[{\"sourceName\":\"\",\"sourceValue\":\"\"}]"},{"privacyInfo":"[{\"isOutsideVietnam\":false}]"},{"tocInfo":"[{\"isEnabledTOC\":true,\"isAutoNumbering\":false,\"isShowKeyHeadingWithIcon\":false}]"},{"termSettingInfo":"[{\"showTermsOnPage\":true,\"displaySequentialTermNumber\":true}]"}]
Nguồn
{content}