“Skin in the game” là gì?
Last updated: March 03, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 15 Feb 2021 Ứng dụng thuyết ngũ hành trong quản lý
- 11 May 2021 Khác nhau giữa Padding và Buffer trong quản lý rủi ro dự án
- 01 Aug 2022 "Sponsored Content" là gì? Khác nhau giữa Sponsored Content và Native Advertising?
- 04 Mar 2019 Quản trị Team là gì? Team và Group khác nhau như thế nào?
"Skin In The Game" là gì?
"Skin In The Game" (tạm dịch "Da thịt trong cuộc chơi") có nghĩa là bạn chấp nhận rủi ro của riêng bạn trong cuộc chơi.
Cụm từ “Skin in the game" thường bị nhầm lẫn với các khuyến khích ở một phía: lời hứa được tưởng thưởng sẽ khiến ai đó làm việc cho bạn chăm chỉ hơn. Nhưng thuộc tính cốt lõi của cụm từ này là tính đối xứng: cân bằng giữa khuyến khích và trừng phạt, mọi người nên bị trừng phạt nếu gây ra sai lầm và làm tổn thương người khác: anh ta hoặc cô ta được chia sẻ lợi ích cũng cần chia sẻ một số rủi ro”.
Trong cuộc sống, có nhiều người quyết định số phận của người khác mà không phải chịu hậu quả. “Skin in the game” có nghĩa là bạn chấp nhận rủi ro của chính bạn trong cuộc chơi. Nghĩa là những người đưa ra quyết định trong bất kỳ tình huống nào của cuộc sống không bao giờ được cách ly khỏi hậu quả của những quyết định đó. Ví dụ, nếu là thợ sửa máy bay, bạn phải là người ngồi trên chiếc máy bay ấy. Nếu một quản lý dự án (PM - Project Manager) hứa với khách hàng là yêu cầu phát sinh (không có trong hợp đồng) là đơn giản và nhóm xây dựng sẽ bổ sung, tuy nhiên nếu sau đó điều này khiến dự án chậm tiến độ hoặc bị lỗ gây thiệt hại cho công ty, PM sẽ phải bị phạt (giảm tăng lương hoặc cắt thưởng).
"Skin in the game" cũng là một cụm từ phổ biến được nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đề cập đến tình huống rằng những nhân sự cấp cao sử dụng tiền của chính họ để mua cổ phiếu trong công ty mà họ đang điều hành. Khi một giám đốc điều hành đưa "da thịt" vào "cuộc chơi", đó được coi như là một dấu hiệu của thiện ý hoặc thể hiện sự tin tưởng vào tương lai của công ty. Nó cũng được xem là một dấu hiệu tích cực từ các nhà đầu tư bên ngoài.
Những giám đốc điều hành đưa "da thịt" của họ vào "cuộc chơi" với ý tưởng là để đảm bảo rằng các tập đoàn được quản lý bởi những cá nhân có cùng chí hướng, có chung cổ phần trong công ty. Các nhà điều hành có thể nói bất cứ điều gì mà họ muốn, nhưng việc đặt tiền của chính mình lên bàn cân vẫn là hành động thể hiện ý chí mạnh mẽ nhất.
Thành ngữ này đặc biệt phổ biến trong kinh doanh, tài chính, cờ bạc và cũng được sử dụng trong chính trị.
Trong việc kinh doanh và cấp vốn, thuật ngữ "Skin In The Game" được dùng để chỉ chủ sở hữu hoặc người đứng đầu có cổ phần đáng kể trong công ty của chính họ. Trong thành ngữ này, "da" là một cách nói đại diện cho người hoặc khoản tiền có liên quan và "cuộc chơi" là phép ẩn dụ cho những việc làm thực hiện trên lĩnh vực được nhắc tới.
Chú ý: Thành ngữ này nghe có vẻ tương đồng với "nồi da nấu thịt", nhưng ý nghĩa không giống nhau.
Nếu bạn giỏi tiếng Anh, bạn có thể tra cứu trên Google để hiểu rõ hơn bản chất và nội hàm của thành ngữ. Rất thú vị và đa dạng trong nhiều ngữ cảnh. Sau đây là một số thí dụ:
- Ví dụ 1: If people have skin in the game, preventable costs fall (Nếu mọi người chấp nhận nhúng làn da trong trò chơi, chi phí phòng ngừa chung sẽ giảm).
- Ví dụ 2 (trong vấn đề pháp lý ngành phần mềm): It's better to hire the tech agnostic third party to help you plan for your project, help you negotiate with these software vendors so that you have a third-party adviser that doesn't have any skin in the game and they have nothing to gain from you making a bad decision (Bạn nên thuê một bên thứ ba bất khả tri về công nghệ giúp bạn lập kế hoạch cho dự án của mình, đồng thời giúp bạn đàm phán với các nhà cung cấp phần mềm này để bạn có bên thứ 3 cố vấn khách quan không có bất kỳ vai trò nào trong trò chơi và họ không được lợi hoặc thiệt gì từ việc bạn đưa ra một quyết định tồi).