
Nghịch lý 5 con khỉ không thể ăn chuối và bài học "ngáng chân nhau" trong công sở
Last updated: July 26, 2025 Xem trên toàn màn hình



- 15 Apr 2023
Nghịch lý từ câu chuyện “một chén gạo dưỡng ơn, một đấu gạo gây thù” 488
- 09 Aug 2019
Nghịch lý Icarus - Nghịch lý nói hay làm dở (Good idea, bad execution) 425
- 04 Jul 2022
Steve Jobs đến với Đạo phật như thế nào? 413
- 09 Aug 2022
Hiệu ứng “rắn hổ mang” (Cobra effect): Khi giải pháp trở thành vấn đề, tưởng vui lại hóa xui 393
- 10 Sep 2024
Cây dừa giữa giông bão: Bình tĩnh sống giữa trạng thái “VUCA” 376
- 18 Jul 2020
Lợi ích cận biên (Marginal Utility) là gì? Qui luật lợi ích cận biên giảm dần 360
- 12 Jun 2022
Marcus Aurelius: Hạnh phúc phụ thuộc vào chất lượng của những suy nghĩ 354
- 22 May 2022
Tư duy ngoài hộp (Thinking out of box) là gì? Tại sao quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp? 296
- 01 Sep 2023
Định luật Goodhart và định luật Campbell - Nghịch lý về thành tích 181
- 02 Oct 2023
Ngôi Chùa Trăm Năm và Viên Gạch Vỡ: Bài Học Thấm Thía Về Lỗi Nhỏ Trong Bức Tranh Lớn 177
- 03 Sep 2020
Hiệu ứng rắn hổ mang, Luật Goodhart, Campbell & Chuyện thi cử 174
- 10 Sep 2024
Tại sao những thứ chúng ta muốn lại ít khi có được? 168
- 09 Jan 2025
10 Nghịch Lý Cuộc Sống Từ Phim Upstream (nghịch hành nhân sinh): Đối Mặt Rủi Ro Trong Thời Đại VUCA 137
- 16 Feb 2024
Nghịch lý của sự hoàn hảo: AI có thể quá tốt để sử dụng? 132
- 15 Mar 2024
Tê liệt vì suy nghĩ quá nhiều (Analysis Paralysis) là gì? 125
- 11 Sep 2020
Nghịch lý kinh doanh tại Mỹ: Chăm sóc khách hàng không tốt, nhưng công ty lại lãi lớn 124
- 02 May 2024
"Viên đạn bọc đường" là gì? Làm sao để nhận diện "viên đạn bọc đường"? 118
- 01 Nov 2023
Lòng Tham Vi Tế: Khi Chúng Ta Chạy Theo Miễn Phí Mà Không Biết Đang Đánh Đổi Điều Gì 92
- 13 Apr 2024
Bài học từ con cua trong cái xô: Vì sao bạn luôn bị lực kéo vô hình kéo ngược trở lại? 84
- 08 May 2024
Ghosting và Thao Túng Tâm Lý: Những Điều Gen Z Cần Biết để Bảo Vệ Bản Thân 69
- 18 Jan 2025
Echoist là kiểu người gì? Echoist khác với người hướng nội và người ái kỷ như thế nào? 63
- 16 May 2024
Nghịch lý Allais: Khi con người không “lý trí” như kinh tế học tưởng 57
- 24 Apr 2025
Chính sách sở hữu đất đai của Trung Quốc: Động lực thúc đẩy người dân làm việc chăm chỉ và hiệu quả 54
- 01 May 2025
Vì Sao Các Cửa Hàng Trung Quốc Không Vội Vã Phục Vụ Khách Hàng? 43
Thí nghiệm: 5 con khỉ và một nải chuối
Một nhóm nhà khoa học đã đặt 5 con khỉ vào trong một chiếc lồng, và ở giữa lồng là một cái thang, trên đỉnh thang có treo những quả chuối. Mỗi lần một con khỉ trèo lên thang, các nhà khoa học sẽ xịt nước lạnh vào những con khỉ còn lại.
Sau một thời gian, cứ hễ có con khỉ nào trèo lên thang thì những con còn lại sẽ lao vào đánh nó.
Rồi dần dần, không còn con khỉ nào dám trèo lên thang nữa, dù trên đó có chuối hấp dẫn đến đâu.
Sau đó, các nhà khoa học thay thế một con khỉ mới vào lồng. Việc đầu tiên con khỉ mới này làm là trèo lên thang. Ngay lập tức, bốn con khỉ cũ xông vào đánh nó. Sau vài lần bị đánh, con khỉ mới rút ra bài học: không trèo thang – dù nó chẳng hiểu vì sao.
Tiếp tục, một con khỉ thứ hai được thay thế. Cũng như trước, nó trèo lên thang và bị đánh. Điều thú vị là con khỉ mới thứ nhất – dù chưa từng bị xịt nước lạnh – cũng tham gia đánh. Rồi đến con khỉ thứ ba, thứ tư, và cuối cùng là con thứ năm được thay thế. Mỗi lần, hiện tượng đánh hội đồng vẫn diễn ra y như cũ.
Kết quả cuối cùng là một nhóm 5 con khỉ chưa từng bị xịt nước lạnh, nhưng vẫn đánh bất kỳ con nào cố trèo lên thang.
Và nếu bạn có thể hỏi chúng: "Tại sao lại đánh những con khỉ trèo lên thang?", chắc chắn câu trả lời sẽ là:
"Tao không biết – ở đây người ta làm vậy mà".
"Thuận thì sống - ngược thì chết"
"Ma mới nên chắc không biết thôi"
....
Nghe quen quen chứ? Bạn có gặp những thứ văn hóa "độc hại" đâu đó trên đường đời (công sở, trường lớp, gia đình...) không?
Lần tới, khi ai đó nói với bạn: “Ở đây không làm kiểu đó đâu”, hãy hỏi lại: "Tại sao?"
Hiệu Ứng “5 Con Khỉ” Trong Môi Trường Công Sở: Khi Sự Khác Biệt Trở Thành Mối Đe Dọa
Hiện tượng “5 con khỉ” không chỉ là một thí nghiệm, mà còn là ẩn dụ sắc sảo cho môi trường công sở. Trong nhiều tổ chức, nhân viên dần hình thành những "luật bất thành văn" – nơi mà bất kỳ ai muốn thay đổi, đổi mới hay chủ động đề xuất cải tiến đều dễ bị xem là “kẻ phá vỡ trật tự”. Họ có thể bị nói móc, cô lập, hoặc thậm chí bị chính đồng nghiệp ngáng chân một cách vô thức – không phải vì họ sai, mà vì họ cứ thích "khác người". Cứ như vậy, mỗi người bước lên giống như đang “trèo lên thang với quả chuối”, và lập tức trở thành cái gai trong mắt tập thể đã quen với sự an toàn. Người mới dám tiến lên dễ bị biến thành "kỳ đà cản mũi", làm lộ rõ sự thụ động hoặc trì trệ của những người còn lại. Và tổ chức thì dần đóng băng trong sự tuân thủ mù quáng, nơi câu trả lời phổ biến nhất vẫn là: “Từ trước đến nay vẫn luôn làm như thế mà”.
Thông điệp cho những ai vẫn còn ngại tiến lên:
