Tổng hợp 12 bước "bẻ ghi" (pivot business) giúp doanh nghiệp tăng trưởng
Bài viết chưa công bố
"Pivot business" là thuật ngữ phổ biến trong kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp startup phải liên tục "bẻ ghi" chiến lược để thích ứng tốt hơn với thị trường cũng như thời đại VUCA. Hãy tìm hiểu 12 bước "quay trục" để cải thiện doanh nghiệp của bạn nhé.
Trong kinh doanh, chúng ta sử dụng thuật ngữ “xoay trục” (từ lóng gọi là "bẻ ghi") để chỉ sự thay đổi đột ngột trong chiến lược đưa công ty đi theo một hướng mới. Những điều này thường xảy ra do thị trường đã thay đổi hoặc thông tin mới xuất hiện làm thay đổi cách bạn nhìn nhận về doanh nghiệp của mình.
Thí dụ: Giống như môn khúc côn cầu, tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc trong đời mà chúng ta có thể và/hoặc nên xoay chuyển. Các điểm xoay áp dụng cho bối cảnh công việc và kinh doanh cũng như cuộc sống nói chung.
Pivot là một thuật ngữ quen thuộc trong thế giới startup, cũng có thể dịch là "chuyển hướng chiến lược". Khi mô hình kinh doanh đầu tiên của bạn không có hiệu quả, CEO và cả nhóm startup có thể quyết định chuyển hướng, dùng chính những thành công và thất bại có được từ mô hình trước để xây dựng, phát triển mô hình mới.
Theo định nghĩa của Eric Ries - pivot là một bản sửa lỗi có cấu trúc và quy trình được thiết kế để thử nghiệm giả định mới về khách hàng, chiến lược và khả năng tăng trưởng. Structures course correction designed to test a new fundamental hypothesis about the product, strategy and engine of growth - Eric Ries.
Đây là giai đoạn mà hầu hết các startup đều trải qua trong hành trình tìm đến đúng khách hàng, tuyên bố giá trị và vị thế của mình.
Pivot là một giai đoạn quan trọng, đòi hỏi sự suy tính cẩn trọng. Bạn sẽ nhận thấy tim mình như ngừng đập, cực kì lo lắng và sợ sẽ đánh mất mọi thứ. Nhưng chuyển hướng thành công sẽ mang lại những điều tuyệt vời khó tả. Dưới đây là 12 bước để từ từ chuyển hướng và bước vào (cũng như đi vững chắc) trong giai đoạn pivot mà Neil Patel - đồng sáng lập của Crazy Egg, Hello Bar và KISSmetrics - gợi ý cho các satrtup.
12 chiến lược "bẻ ghi" đối với hoạt động kinh doanh không hiệu quả
Đây là khi ý tưởng pivot lần đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn khi nhận ra rằng tăng trưởng, tiềm năng, khả năng tồn tại và phát triển của startup đang gặp nguy hại. Cần phải chú ý rằng điều này khác với sự mệt mỏi hay kiệt sức liên quan tới con người mà nó là vấn đề liên quan tới công việc (mặc dù 2 vấn đề này có quan hệ khá mật thiết).
Bước 1 - Nhận ra kế hoạch ban đầu không hiệu quả
Nếu có điều gì đó không đúng thì luôn luôn có lời giải thích thỏa đáng. Tại sao kế hoạch của bạn lại không thể thực hiện được? Có thể là có nhiều lý do, vì thế hãy viết chúng ra. Đặt ra câu hỏi "tại sao" thường rất hữu ích để vạch ra nguyên nhân thực sự dẫn tới việc thực tế không như kế hoạch bạn đặt ra.
Bước 2 - Đưa ra danh sách các nguyên nhân
Xem lại những kế hoạch và mục tiêu mà bạn đã đưa ra khi bắt đầu công việc kinh doanh. Mục tiêu của bạn là gì? Khách hàng mà bạn hướng tới là ai? Kế hoạch tăng trưởng là gì?
Bước 3 - Xem lại các mục tiêu và tầm nhìn dài hạn
Những kế hoạch nói trên không phải là "bất khả xâm phạm". Pivot là một bước chuyển triệt để và có thể bạn sẽ cần phải loại bỏ mọi mục tiêu cũ để tạo nên thành công mới cho công việc kinh doanh. Hãy dành thời gian xem lại chúng, "buông bỏ" những mục tiêu không cần thiết, hoặc đơn giản là cắt bỏ tất cả và bắt đầu lại từ đầu.
Bước 4 - Có thể làm mới mục tiêu và tầm nhìn nếu cần
Đây là nơi định hình cho giai đoạn pivot. Bạn đã nhận ra có điều gì đó không ổn, bạn biết nó là gì và nguyên nhân là vì sao. Bạn cũng có tầm nhìn rõ ràng về đích đến của mình, giờ là lúc tìm ra con đường tới đó. Hãy viết ra mọi ý tưởng có thể đưa bạn tới đích, đảm bảo viết hết tất cả ý tưởng vì bạn chưa tạo kế hoạch kinh doanh mà mới chỉ là phác thảo ý tưởng thôi.
Bước 5 - Đưa ra danh sách ý tưởng để đạt được mục tiêu
Giờ là lúc bạn sẵn sàng để vạch một kế hoạch chi tiết. Ngay cả một kế hoạch kinh doanh hoàn toàn mới cũng không phải là ý tưởng quá tồi. Tuy nhiên hãy nhớ rằng đây có thể chỉ là một trong các lần pivot, hãy nhớ những gì Eric Ries đã nói, rằng pivot không phải là một kế hoạch mà chỉ là một lần thử nghiệm. Bạn không thể thành công đơn giản bằng cách chọn một ý tưởng và thực hiện nó mà sẽ phải thử nghiệm nhiều ý tưởng rồi chọn ra ý tưởng hay nhất.
Bước 6 - Phát triển một kế hoạch cụ thể và rõ ràng
Có thể sử dụng KPI để đo lường thành công bởi điều bạn cần biết là liệu kế hoạch mới có hiệu quả hay không. Xem vào các con số là cách duy nhất để biết liệu có cần pivot lần nữa hay không.
Bước 7 - Xác định các con số hay dấu hiệu đo lường thành công của kế hoạch mới
Giờ đã là lúc để quá khứ lại phía sau và hoàn toàn quên đi kế hoạch cũ. Càng sớm ngừng than vãn và bắt tay vào làm việc thì bạn sẽ càng nhanh chóng đưa startup tới giai đoạn hậu pivot thành công.
Bước 8 - Hoàn toàn quên đi kế hoạch cũ
Từ đầu bài viết, pivot vẫn được mô tả là một việc độc lập của cá nhân. Giờ hãy giả định quyết định pivot cần phải đưa ra với sự chấp thuận của nhiều người như người cố vấn, đồng sáng lập... Một yếu tố giúp pivot thành công khác là giữ thông tin xuyên suốt giữa người lãnh đạo và toàn nhóm. Khi con tàu chuyển hướng, bạn sẽ không muốn mọi người đều nhảy ra ngoài. Hãy nói cho họ biết hướng đi và mục đích mà bạn muốn thay đổi.
Bước 9 - Trình bày kế hoạch mới với toàn đội startup
Hãy mang tới một nguồn năng lượng mới, cảm hứng và sự sáng tạo mởi cho kế hoạch mới của bạn. Bạn bắt đầu bước sang 1 trang khác và kể từ đây, hoạt động kinh doanh cũng bước sang một giai đoạn khác, vì thế hãy tập trung toàn bộ năng lượng cho kế hoạch mới này.
Bước 10 - Bắt tay và tập trung vào kế hoạch mới
Trong quá trình thực hiện pivot, đừng quên xem các số liệu. Luôn cập nhật thông tin về các con số liên quan, xu hướng, điểm benchmark để có được mục tiêu đã đặt ra ở bước 6 và 7.
Bước 11 - Xem các số liệu thống kê
Pivot hiếm khi nào chỉ là một sự kiện duy nhất. Bạn sẽ nhận ra mình phải thực hiện pivot nhiều lần mới tới được thành công. Vì thế đừng ngại giũ bỏ và tiếp tục pivot.
Bước 12 - Tiếp tục giũ bỏ và làm lại
Kết luận
Pivot không phải việc dễ dàng và đó là lý do vì sao nhiều startup thất bại. Nếu nhiều startup thực hiện pivot thì có lẽ đã có nhiều startup tồn tại hơn. Pivot là một bí mật để tồn tại. Học cách pivot sẽ giúp bạn cứu startup của mình khỏi thất bại và tiếp tục phát triển trong thời gian dài.