Câu chuyện con kiến và bài học về văn hóa quản trị tinh gọn (Lean Management Culture)
Last updated: August 30, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 26 Jul 2024 "Khổ tận cam lai" - Làm thế nào để chuyển hóa từ khổ thành sướng?
- 15 Feb 2021 Ứng dụng thuyết ngũ hành trong quản lý
- 04 Mar 2019 Quản trị Team là gì? Team và Group khác nhau như thế nào?
- 01 Feb 2022 Thách thức với doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời đại VUCA
Muốn thành công, bạn cần phải học cách quản lý chính mình và hiểu được cách quản lý của cấp trên, nhưng đôi khi chính những giám sát không cần thiết sẽ là vật cản khiến bạn giảm hiệu quả công việc. Câu chuyện về con kiến dưới đây sẽ giúp bạn định hình lại vị trí của mình.
Mỗi ngày Kiến đi làm rất sớm và bắt tay vào việc ngay. Kiến làm việc rất giỏi và luôn luôn vui vẻ. Ông chủ của chú, là con Sư Tử, rất ngạc nhiên khi thấy chú kiến làm việc mà không cần sự giám sát. Sư Tử nghĩ nếu được giám sát thì chắc chắn Kiến sẽ làm việc có hiệu quả hơn.
Thế là Sư Tử thuê Gián về làm giám sát. Sau khi được thuê, quyết định đầu tiên của Gián là gắn một cái đồng hồ treo tường để theo dõi việc đi làm đúng giờ. Gián cũng cần một thư ký để thay nó viết ghi chú hay làm báo cáo, và thế là nó thuê một con Nhện, chỉ để quản lý báo cáo và nhận các cuộc gọi.
Sư Tử rất hài lòng về những báo cáo của Gián và yêu cần Gián làm thêm những biểu đồ theo dõi sản lượng và phân tích xu hướng thị trường, để nó có thể trình bày tại cuộc họp Ban quản trị. Vậy là Gián mua một cái laptop mới cùng với một máy in lazer, rồi thuê một con Ruồi làm quản lý bộ phận IT. Nhắc tới Kiến, lúc trước làm việc rất chăm và thoải mái, giờ rất là bực mình vì những công việc giấy tờ và những cuộc họp vô bổ làm mất hết thời gian của nó!
Trong khi đó, ông chủ Sư Tử đi đến kết luận là cần phải cử một người làm quản lý nguyên cả bộ phận mà con kiến đang làm việc. Chức vụ ông chủ nhỏ này được giao cho một con Ve Sầu. Quyết định đầu tiên của con ve là mua ngay một cái thảm đẹp và một cái ghế thật êm cho phòng làm việc của nó. “Ông chủ” Ve Sầu này cũng cần thêm một máy vi tính và một thư ký riêng, đó là thư ký cũ của nó, người đã giúp nó chuẩn bị Kế Hoạch Tối Ưu Hoá Chiến Lược Kiểm Soát Công Việc & Ngân Quỹ. Văn phòng nơi Kiến làm việc trở thành một nơi buồn bã, chẳng còn ai cười đùa và mọi người trở nên lo lắng khó chịu.
Thế là Ve Sầu thuyết phục ông chủ lớn, là con Sư Tử, về sự cần thiết phải làm một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về môi trường làm việc tại đây. Sau khi xem lại các báo cáo tài chính trong văn phòng nơi con Kiến làm, Sư Tử phát hiện ra năng suất đã thấp hơn trước đây rất nhiều.
Thế là Sư Tử thuê một con Cú, đó là một cố vấn nổi tiếng và có uy tín, để tiến hành điều tra và đưa ra các giải pháp cần thiết. Cú bỏ ra 3 tháng để nghiên cứu về văn phòng và viết một báo cáo khổng lồ lên đến vài quyển, và đi đến kết luận: “Văn phòng này có quá nhiều nhân viên”.
Hãy đoán xem ông chủ Sư Tử sa thải ai đầu tiên? Và nếu bạn là ông chủ Sư Tử, hãy nghĩ xem ai là người nên bị sa thải đầu tiên?
Con kiến bị sa thải vì nó “thiếu động cơ làm việc và có thái độ bi quan trong công việc”. Kết quả thật bất ngờ phải không các bạn!
Bài học rút ra sau khi đọc câu chuyện này:
Như các bạn thấy, câu chuyện bắt đầu từ khi ông chủ – Sư Tử – nghĩ rằng nếu được giám sát thì Kiến sẽ làm việc có hiệu quả hơn.
Sư Tử đúng hay sai ? Câu trả lời có lẽ nằm trong vấn đề về các học thuyết của quản trị. Sư Tử đã áp dụng học thuyết X với lòng tham lam rằng Kiến có thể vẫn chưa làm hết năng lực của mình thậm chí với dữ liệu được đưa ra “Mỗi ngày, Kiến đi làm rất sớm và bắt tay vào việc ngay. Kiến làm việc rất giỏi và rất vui vẻ”. Đây là sai lầm đầu tiên của Sư Tử.
Và dường như những gì bạn nhận thấy là với mức lương hầu như luôn luôn bị “tối thiểu hóa” vì lợi nhuận công ty, nhân viên đi làm vì thú vui công việc, vì được giao tiếp với các đồng nghiệp khác, hay đơn giản là vì.. ở nhà thì buồn lắm. Với sự thực này, khi người quản lý càng tỏ ra thiếu tin tưởng vào nhân viên khi thực sự họ vẫn đang làm tốt, khi đó thái độ của họ sẽ xấu đi theo thời gian – bắt đầu làm việc một cách chống đối, tìm cách xả hơi khi “khuất mắt” quản lý và tệ hơn là bỏ rơi công ty đi tìm môi trường khác “dễ thở” hơn.
Nhà quản trị nên hiểu rằng nhân viên của họ không phải là nô lệ, cũng không phải là lao động khổ sai với 1 quản lý và 1 cái roi da đằng sau – Môi trường làm việc tốt là điều cần thiết, tạo cho nhân viên động lực làm việc sẽ tốt hơn nhiều so với thúc ép họ một cách thái quá (Có thể bạn sẽ đánh giá “nhân viên thái độ thế thì không tốt”, nhưng sự thực là con người ai cũng có tâm lý chống lại những người, những việc tạo áp lực cho họ – làm cho họ khó chịu. Không hề có ngoại lệ, ngoại trừ khi bạn thuê được robot làm việc cho đến lúc nó hỏng – lúc này độ bền của máy móc lại cũng do bạn có sử dụng nó đúng cách hay không).
Phần sau của câu truyện, chúng ta thấy rằng bộ phận quản lý ngày một phình to hơn mức cần thiết. Số lượng nhân viên tăng vọt, trong khi “năng suất” vẫn chỉ do một mình “thân kiến” đảm nhiệm – công việc bị giảm hiệu quả do qua quá nhiều khâu đoạn, thủ tục.
Nếu bạn là nhà quản lý, hãy đơn giản đến hết mức có thể bộ máy quản lý. Mục tiêu cuối cùng vẫn là đảm bảo cho những “chú kiến” – nhân viên đem lại doanh thu cho công ty – có thể làm việc 1 cách tốt nhất, với sự hỗ trợ cao nhất từ các bộ phận khác. Phần cuối cùng thì đúng là bi kịch cho cả tổ chức – Kiến bị sa thải – và thế là tổ chức chỉ còn lại nguyên 1 bộ máy quản lý. Sư Tử cuối cùng cũng bộc lộ yếu kém trong quản lý khi đưa ra quyết định từ kết luận của tổ chức cố vấn bên ngoài, trong khi bản thân nó thì không nắm được tình hình nội bộ bên trong.
Một số lời khuyên dành cho những nhà quản lý muốn trở thành “sư tử tốt”:
- Hiểu rõ vai trò của mình và thực hiện một cách hiệu quả: tránh xa chế độ “ra lệnh và kiểm soát”. Đóng vai trò là người lãnh đạo. Hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn họ đối xử với bạn.
- Hãy lắng nghe “con kiến” của bạn và hãy hỏi trước khi hành động. Tôn trọng các thành viên trong nhóm. Luôn công bằng và đối xử với mọi người một cách khách quan và bình đẳng.
- Đặt mục tiêu rõ ràng và trao quyền cho những “con kiến” có năng lực của bạn để thực hiện những mục tiêu này.
- Hãy tránh đường để “con kiến” của bạn làm việc. Đừng can thiệp khi mọi việc không ổn mà hãy hỗ trợ “những con kiến” của bạn tự giải quyết vấn đề.
- Theo dõi tiến độ thường xuyên nhưng không quá mức.
- Thể hiện sự tin tưởng và tôn trọng “con kiến” của bạn. Thừa nhận sai lầm của bạn. Bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của những người bạn muốn giám sát (quy tắc có đi có lại - law of reciprocity)
- Giữ báo cáo ở mức tối thiểu. Hãy nhớ rằng điều quan trọng hơn là nói chuyện với các thành viên trong nhóm của bạn về cách họ đang làm hơn là trốn tránh hoặc né các số liệu.
- Hãy tinh gọn và đừng tạo ra nhiều tầng quản lý vì điều này sẽ chỉ làm chậm quá trình đưa ra quyết định và làm nản lòng những “con kiến” giỏi.
- Khen thưởng và ghi nhận thành tích tốt, đặc biệt nêu gương trước công chúng. Nếu bạn phải đưa ra phản hồi tiêu cực, hãy làm điều đó một cách riêng tư theo cách muốn giúp "kiến" sửa chữa sai lầm thay vì bêu riễu.
- Thực hành văn hóa MBWA (Management by Walking Around): Quản trị bằng cách đi dạo vòng quanh) là một phương pháp không chỉ mỗi việc quản lý từ xa, mà các quản lý từ cấp trung trở lên còn phải thường xuyên đi dạo quanh nơi làm việc để tương tác trực tiếp với nhân viên, nghe chia sẻ, và thấy được tình hình thực tế. Xem thêm: CHỦ NGHĨA TAM HIỆN (Genchi Genbutsu Genjitsu) - Triết lý làm việc của người Nhật giúp trị bệnh "em tưởng"
Vậy là trong một mô hình làm việc, môi trường, không gian đóng vai trò rất lớn, và người quản lý cũng phải thật sáng suốt, khéo léo thì mới đưa ra được cách quản lý nhân viên mà không khiến cho họ thấy rằng mình đang bị giám sát. Nếu là Sư Tử, bạn sẽ ứng xử rao sao? Và nếu là Kiến, bạn có chấp nhận để bản thân bị sa thải? Hãy chia sẻ quan điểm của bạn dưới đây nhé.
The lion and the ant: some lessons for managers and HR
I came across the following fable recently and I found it an interesting way of challenging the roles of the manager and HR alike in many organizations.
“Every day, a small Ant arrived at work early and started work immediately, she produced a lot and she was happy. The boss, a lion, was surprised to see that the ant was working without supervision. He thought if the ant can produce so much without supervision, wouldn’t she produce more if she had a supervisor!
So the lion recruited a cockroach who had extensive experience as a supervisor and who was famous for writing excellent reports. The cockroach’s first decision was to set up a clocking in attendance system. He also needed a secretary to help him write and type his reports. He recruited a spider who managed the archives and monitored all phone calls.
The Lion was delighted with the cockroach’s report and asked him to produce graphs to describe production rates and analyze, trends so that he could use them for presentations at board meetings, so the cockroach had to buy a new computer and a laser printer and recruit a fly to manage the It department. the Ant , who had been once so productive and relaxed, hated these new plethora of paperwork’s and meetings which used up most of her time.
The lion came to the conclusion that it was high time to nominate a person in charge of the department where the ant worked. The position was given to the Cicada whose first decision was to buy a carpet and an ergonomic chair for his office. The new person in charge the cicada, also needed a computer and a personal assistant, who he had brought form his previous department. to help him prepare a work and budget control strategic optimization plan..
The department where the ant works is now a sad place, where nobody laughs anymore and everybody has become upset, it was at that time the cicada convinced the boss, The Lion to start a climatic study of the environment. Having reviewed the charges of running the ants department the lion found out that the production was much less than before so he recruited the Owl a prestigious and renowned consultant to carry out an audit and suggest solutions. The owl spent 3 months in the department and came out with an enormous report, in several volumes, That concluded that ” The Department is overstaffed..”
Guess who the lion fired first ?
The Ant of course “Because she showed lack of motivation and had a negative attitude.”
If we transpose this fable to the world of work, one is tempted to offer this fable as a good illustration of why it’s necessary to promote and implement empowerment in every organization and how the role of a manager should be to empower the team member to that he/she can do the job effectively and not be burdened by excessive layers of red tape and administrative tasks which only serve to justify and prove that actions are being taken rather than that results have been achieved.
Indeed, as we all know, the amount of reporting and administrative tasks required by an organization is inversely proportional to the effectiveness of the organization in question. The more reporting you have in an organization, the more tempting it is to conclude that performance is low.
Results speak for themselves whereas failure always seems to have to justify itself!
However, in the above fable, one has to question the motivation of the Lion. Rather than trying to improve the productivity of the ant by adding more ants (which would seem the logical step) or by simply asking the ant what needed to be done to make things better (even more logical as the ant is best placed to know what needs to be done to improve productivity at least initially), without consulting the ant, the Lion adds backroom staff because one suspects that the Lion doesn’t understand what makes the ant effective in the first place nor does the lion understand how to go about improving things, because if he did, he would have begun by asking the ant first!
All the measures the Lion takes seek to control rather than encourage and reward the ant. Why?
One suspects it is because the Lion may be confused as to what his role is and seems to think that if he doesn’t implement a whole arsenal of checks and controls which allow him to monitor the ant, he isn’t playing his role as a Lion.
The Lion seems indeed to think his role as a Lion is to control and monitor the activity of the ant rather than freeing him up to be more effective. Of course, as the working day is not endless (even for ants), the time needed to produce more and more reports means there is less time for operational issues and this impacts inevitably on the ant’s productivity and in the long run on his engagement and motivation. And so the ant becomes trapped in a vicious circle of more controls, more reports, more reports less productivity, less productivity more checks, more checks more reports, more reports less productivity and so on.
Perhaps one is reading too much into the Lion’s behaviour and perhaps his motives are more well-intentioned. However, whatever the motives, one cannot blame the ant for perceiving this behaviour as a demonstration of a lack of trust in his abilities to perform because rather than consulting him and asking him what needs to be done to improve productivity, the lion deems it necessary to impose on him all sorts of checks and controls.
Is it any wonder the ant may become frustrated? As the lion is confused as to his role, is it any wonder he fails to understand why the ant is frustrated and that he concludes in error that it is because the ant is disengaged and negative?
Indeed, this is an example of the Pygmalion effect in reverse. The “lion” seeks to assert his authority rather than drive performance and imposes a command and control mode of management which generates frustration in his “ants” and this in turn in the “lion’s mind legitimates the command and control management mode generating the frustration in the first place. What a paradox!
Lessons for managers
So there is a lesson for managers here. One clear sign of a poor manager is that he/she is guilty of playing the wrong role and will spend more time checking and monitoring his/her “ant” rather than supporting them and ensuring that they have the means and resources to perform effectively .
Good managers, on the other hand, dedicate themselves to supporting, coaching, developing and rewarding their “ants”, building the environment which helps their “ants” perform better and supporting them when necessary to clear any obstacles which impede performance. Good managers either add more ants(they understand the profile and recruit similar complimentary profiles) or they work with the ant to build an action plan to optimize performance. Above all, good managers sit down with their team members at year start, set SMART objectives their “ants” can achieve and then work with him/her throughout the year to ensure the ant remains on course. In other words, they empower the ant to act and then get out of the way and let him perform but check regularly to ensure the “ant” is still on track.
So some tips for managers who want to be “good lions”:
- Understand your role and play it effectively: shun “command and control” mode. Act as a leader. Treat others as you would have them treat you.
- Listen to your “ants” and ask first before acting in their place. Respect your team members and demonstrate that respect. Always be fair and treat all objectively and equally.
- Set clear objectives and empower your competent “ants” to act on these objectives.
- Get out of the way and let your “ants” perform. Don’t step in when things go wrong but support your “ants” to solve the problem themselves.
- Monitor progress regularly but not excessively.
- Demonstrate trust and respect your “ants”. Admit your mistakes. You will gain your followers respect.
- Support and defend your “ants” in the event of turbulence. Don’t hide behind your team. If you delegate a task, you remain responsible.
- Keep reporting to a minimum. Remember it is more important to talk to your team members on how they are doing than hide behind statistics.
- Be lean and don’t create multiple layers of management as this will only slow down decision making and frustrate good “ants”
- Reward and recognize good performance. Praise good performance in public. If you have to give negative feedback, do it in private.
Lessons for Human Resources who want to have “good lions” in their organization
There are also some simple lessons for Human Resource managers. Rather than promoting management practices which only serve to frustrate and block the effective ants in their organizations or which generate disengagement and lack of motivation, HR should be promoting policies and strategies which empower the ants to act effectively and which develop them, recognize and reward them in level with their line of performance.
As importantly, HR should ensure that the Lions in the organization understand their role and how to play it, should train and develop each lion to play this role effectively and step in whenever one or more “lions” confuse their roles and switch to command and control mode too systematically. After all, every lion is also an ant to someone higher up the chain and a “command and control” management mindset only generates disengagement and demotivation and frustration throughout the organization.
Some tips for HR
- Clarify manager roles and responsibilities: banish “Command and control” mode and develop managers to lead.
- Train and empower managers to play that role
- Step in if some managers demonstrate role confusion or revert systematically to command and control mode.
- Promote corporate values which empower all employees to act at their level and show initiative.
- Promote a culture which listens to all employees
- Allow employees contribute to their own objectives
- Promote a lean management culture
- Keep reporting to a minimum
- Recognize and reward performance as a partnership between manager and employee
- Cherish not only your “lions” and but also your “ants” because performance depends on both.
Disclaimer:” The characters in the fable above are fictitious and resemblance to real people and facts and any coincidence with corporate world is purely coincidental”.