Từ truyện “Thầy bói xem voi” tới quản trị bằng Tư Duy Hệ Thống
Last updated: September 26, 2024 Xem trên toàn màn hình
- 04 Mar 2020 Kinh nghiệm lập dự toán chi phí dự án phần mềm theo phương pháp Man-Month
- 04 Sep 2021 Tào lao là gì? Các bí quyết để tránh tào lao trong giao tiếp
- 04 Aug 2021 Đừng sợ đi chậm, chỉ sợ đứng yên
- 15 Feb 2021 Ứng dụng thuyết ngũ hành trong quản lý
- 28 Apr 2023 Mô hình Why, How, What là gì?
Qua nhiều năm đúc kết, tư duy hệ thống ngày càng trở nên cần thiết hơn bởi ai trong chúng ta đều dần bị áp lực bởi nhiều thứ phức tạp trong công việc lẫn cuộc sống.
Nhiều công ty phải lâm vào cảnh bế tắc, sụp đổ dù đang có nhân viên giỏi, sản phẩm tốt vì lãnh đạo thiếu sự kết nối các yếu tố quan trọng với nhau trong doanh nghiệp.
Khả năng tư duy hệ thống có thực sự là yếu tố quyết định đến sự thành bại của công ty.
Vậy tư duy hệ thống là gì? Hiểu sao cho đúng? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Từ câu chuyện thầy bói xem voi…
Truyện ngụ ngôn kể rằng: Ngày xưa, có sáu thầy bói mù sống trong một ngôi làng. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, các thầy bói quyết định: ”Dù không nhìn thấy, nhưng chúng ta hãy đi sờ nó vậy”. Cả sáu người đi tới nơi con voi đang đứng. Từng người trong số họ sờ vào con voi:
- “Tưởng sao, con voi là cái cột nhà”, người đầu tiên sờ vào chân voi nói.
- “Ồ không, nó là sợi dây thừng ấy mà”, người thứ hai sờ vào đuôi nói.
- “Cũng không phải. Nó là một con trăn”, người thứ ba sờ vòi nói.
- “Nó là một chiếc quạt nan to”, người thứ tư sờ tai nói.
- “Nó là một bức tường vĩ đại”, người thứ năm sờ bụng nói.
- “Nó là một cái ống đặc”, người thứ sáu sờ ngà voi kết luận.
Lý do các thầy bói mù cảm nhận con voi khác nhau là bởi mỗi người trong số họ sờ vào một phần khác nhau của con voi. Nói cách khác mỗi thầy bói đã có một phần sự thật. Con voi đã có tất cả đặc điểm mà mỗi thầy bói mù mô tả, nhưng hoàn toàn không phải thứ họ mô tả trừ khi chúng gộp tất cả những câu trả lời của họ lại.
… Đến tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống là cách hiểu thực tế nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa các phần của hệ thống, thay vì chỉ bản thân các bộ phận. Tư duy hệ thống cung cấp một viễn cảnh mới mạnh mẽ, một ngôn ngữ riêng và một tập các công cụ có thể dùng để đề cập tới những vấn đề hóc búa nhất trong cuộc sống và công việc thường ngày.
Mỗi thành viên trong cùng một tổ chức sẽ theo đuổi những góc nhìn khác nhau khi họ chưa chạm tới toàn bộ sự thật của hệ thống. Nhiều khi những bất đồng không hề là sự bất đồng, mà đơn thuần chỉ là việc các cá nhân nhìn nhận sự việc ở mỗi khía cạnh khác nhau của cùng một hệ thống. Nói cách khác: những thành phần riêng rẽ tạo nên hệ thống không thể tạo ra được hành vi chung của toàn bộ hệ thống.
Các đặc điểm của tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống như một viễn cảnh: Biến cố, hình mẫu, hay hệ thống? Tư duy hệ thống là một viễn cảnh vì nó giúp chúng ta thấy các biến cố và hình mẫu trong cuộc một cách rõ ràng và đáp ứng lại chúng theo cách mang tính đòn bẩy cao. Nói cách khác là chúng ta thường chỉ tập trung giải quyết vấn đề thay vì tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh. |
Tư duy hệ thống như một ngôn ngữ đặc biệt Tư duy hệ thống có đặc điểm như vậy vì nó giúp ta trao đổi với mọi người về hệ thống xung quanh và chính bản thân mình. Nó nhấn mạnh vào cái toàn thể hơn là các bộ phận, và nhấn mạnh vào vai trò của mối tương hỗ. Bên cạnh đó, nó nhấn mạnh tới vòng phản hồi (chẳng hạn, A dẫn tới B, rồi dẫn tới C, rồi dẫn trở lại A) thay vì mối quan hệ nhân quả tuyến tính (A dẫn tới B, rồi dẫn tới C, rồi dẫn tới D… cứ thế mãi). Tư duy hệ thống chứa thuật ngữ đặc biệt mô tả hành vi hệ thống, như tiến trình củng cố (luồng phản hồi sinh ra sự tăng trưởng hàm mũ hay sự co lại) và tiến trình cân bằng (luồng phản hồi điều khiển thay đổi và giúp cho bệ thống duy trì tính ổn định) |
Tư duy hệ thống như một tập các công cụ Lĩnh vực tư duy hệ thống đã tạo ra số lượng lớn các công cụ để cho bạn mô tả về mặt đồ họa hiểu biết của bạn về cấu trúc và hành vi của hệ thống, trao đổi với người khác, xây dựng và điều khiển hệ thống. Những công cụ này bao gồm cả chu trình nhân quả, đồ thị hành vi theo thời gian, biểu đồ kho và luồng, và nguyên mẫu hệ thống. |
Đọc thêm: Mô hình vòng lặp nhân quả (Causal Loop Diagram - CLD) là gì?
Tư duy hệ thống giúp chúng ta tìm ra cốt lõi của vấn đề từ đó hạn chế những sự việc tương tự trong tương lai. Đòn bẩy thực sự trong hầu hết các tình huống nằm ở việc hiểu được sự phức tạp ở động cơ chứ không phải ở chi tiết.
Kết luận
Tư duy hệ thống có giá trị lớn vì cung cấp bức tranh chính xác hơn về thực tế, tận dụng những nguyên liệu tự nhiên của hệ thống để đạt tới kết quả mong muốn. Bên cạnh đó, cách tư duy mới này rèn luyện chúng ta khả năng nhìn nhận vấn đề và giải pháp bằng góc nhìn rộng và lâu dài; chúng ta nên nhìn toàn bộ rừng cây thay vì chỉ nhìn từng cái cây.
Tư duy hệ thống chính là nền tảng để xây dựng chiến lược, giúp các nhà lãnh đạo mở rộng tầm nhìn, tổ chức và phát triển những chính sách và phương pháp quản trị hiệu quả.
Mỗi một vấn đề hay mỗi một tổ chức/doanh nghiệp đều đang nằm trong một “hệ thống”, vì vậy cần phải đặt nó trong hệ thống để xem xét mọi khía cạnh tác động. Có như vậy mới giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề và tránh được những rủi ro không đáng có. Tư duy mới là thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị trong thời đại VUCA/TUNA với nhiều diễn biến khó lường trong thế kỷ 21.
Theo: Viện Nghiên cứu Phát triển Lãnh đạo Chiến lược (SLEADER)